Giá dầu giảm nhẹ, thị trường thận trọng trước các xung đột tại Trung Đông

Giá dầu ghi nhận sự biến động trong phiên giao dịch sáng 16/10 khi các nhà đầu tư đánh giá tác động của cuộc xung đột Israel - Hamas…

Các bể chứa dầu tại trung tâm Cushing ở Oklahoma, Mỹ
Các bể chứa dầu tại trung tâm Cushing ở Oklahoma, Mỹ

Giá dầu giảm nhẹ trong phiên giao dịch sáng ngày 16/10, đảo ngược phần nào đà tăng của cuối tuần trước khi các nhà đầu tư đang xem xét xem liệu tình hình quân sự căng thẳng tại Trung Đông có khả năng đẩy giá lên cao hơn nữa và giáng một đòn mới vào nền kinh tế toàn cầu hay không.

Hợp đồng tương lai dầu Brent giảm 34 cent, tương đương 0,4%, xuống 90,55 USD/thùng và dầu thô WTI giảm 41 cent, tương đương 0,5%, xuống 87,28 USD/thùng.

Nga là một trong những nhà xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới và việc Mỹ giám sát chặt chẽ hơn các chuyến hàng của nước này có thể làm gây suy giảm nguồn cung trong thời gian tới.

Cả hai loại dầu chuẩn đều đã tăng gần 6% vào hôm 13/10, đạt mức tăng phần trăm hàng ngày cao nhất kể từ tháng 4. Trong tuần trước, dầu Brent ghi nhận mức tăng 7,5% trong khi WTI tăng 5,9% do các nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ xung đột lan rộng hơn ở Trung Đông và động thái Mỹ áp lệnh trừng phạt đối với hai chủ tàu chở dầu của Nga vi phạm mức trần giá 60 USD/thùng.

Ông Hiroyuki Kikukawa, chủ tịch NS Trading - một đơn vị của Nissan Securities cho biết: “Các nhà đầu tư đang cố gắng tìm hiểu xem tác động của cuộc xung đột đối với toàn khu vực. Bởi dù sao đi chăng nữa, tình hình hiện tại cũng sẽ ảnh hưởng đến các nước sản xuất dầu mỏ ở một mức độ nào đó. Nếu cuộc chiến thực sự lan rộng, nó chắc chắn sẽ tác động đến nguồn cung dầu và đẩy giá vượt mức 100 USD/thùng”.

Hiện tại, cuộc xung đột Israel - Hamas vẫn chưa gây ra nhiều tác động đến nguồn cung dầu toàn cầu và Israel không phải là nhà sản xuất lớn. Nhưng xung đột đây được đánh giá là một trong những rủi ro địa chính trị đáng quan ngại nhất đối với thị trường dầu mỏ kể từ khi cuộc chiến Nga - Ukraine nổ ra vào đầu năm ngoái, đặc biệt là trong bối cảnh lo ngại về bất kỳ sự leo thang tiềm tàng nào có liên quan đến Iran.

Các chuyên gia dự báo, giá dầu tuần này nhiều khả năng vẫn duy trì đà tăng bởi Israel bắt đầu các cuộc tấn công trên bộ vào Dải Gaza.

Về dự báo tăng trưởng nhu cầu trong năm tới, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vẫn giữ nguyên kỳ vọng đạt 2,25 triệu thùng/ngày trong khi Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) lại hạ dự báo từ mức 1 triệu thùng/ngày xuống 880.000 thùng/ngày.

Tuy nhiên, IEA lại nâng dự báo nhu cầu năm nay lên 2,3 triệu thùng/ngày, tăng 0,1 triệu thùng so với dự báo trước đó.

Xem thêm

Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE)

Cổ phiếu năng lượng hỗ trợ đà tăng cho Phố Wall

Các chỉ số chính của Phố Wall đóng cửa cao hơn vào 9/10 nhờ sự thúc đẩy của cổ phiếu năng lượng khi các nhà đầu tư tiếp nhận những tin tức mới nhất về cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas của Palestine Hamas…

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...