Xung đột tại Trung Đông có thể đẩy giá dầu lên ngưỡng 150 USD/thùng

Căng thẳng gia tăng tại Trung Đông và nguy cơ gián đoạn ở eo biển Hormuz, tuyến đường vận chuyển dầu quan trọng nhất thế giới, có thể gây ra cú sốc lớn cho thị trường năng lượng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế toàn cầu…

Xung đột tại Trung Đông có thể đẩy giá dầu lên ngưỡng 150 USD/thùng

Xung đột leo thang ở Trung Đông một lần nữa đưa tuyến đường vận chuyển dầu quan trọng nhất thế giới - eo biển Hormuz - trở lại tâm điểm toàn cầu. Nằm giữa Iran và Oman, eo biển Hormuz kết nối các nhà sản xuất dầu ở Trung Đông với nhiều thị trường quan trọng trên toàn thế giới.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), trung bình lưu lượng dầu đi qua eo biển Hormuz là 21 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 21% thương mại dầu thô toàn cầu. Bất kỳ sự cố nào tại khu vực này, dù chỉ tạm thời, đều có thể đẩy giá năng lượng toàn cầu lên cao, đồng thời tăng chi phí vận chuyển và gây ra sự chậm trễ lớn trong cung ứng.

Đối với nhiều nhà phân tích năng lượng, gián đoạn nghiêm trọng ở eo biển Hormuz được xem như kịch bản tồi tệ nhất - một kịch bản có thể đẩy giá dầu vượt xa mốc 100 USD/thùng.

Theo ông Alan Gelder, nhà phân tích năng lượng tại Wood Mackenzie giải thích, nếu Israel tấn công Iran và Iran có động thái phong toả eo biển Hormuz, thị trường năng lượng sẽ chao đảo.

Một số chuyên gia trong ngành đang đặt câu hỏi rằng liệu có phải thị trường dầu mỏ đang quá lơ là trước rủi ro của một cuộc xung đột lan rộng ở Trung Đông hay không. “Nhiều đơn vị chưa tính đến kịch bản tồi tệ nhất mà chỉ lo việc cơ sở hạ tầng năng lượng của Iran bị ảnh hưởng”, ông Gelder nói thêm.

the-strait-of-hormuz-volume-map-1-881.jpg
Vị trí chiến lược của eo biển Hormuz

Đồng tình với quan điểm này, nhà phân tích cấp cao tại MST Financial Saul Kavonic cho rằng gián đoạn nguồn cung qua eo biển Hormuz sẽ đẩy giá dầu lên cao đáng kể.

“Nếu chúng ta chứng kiến một cuộc tấn công vào sản lượng của Iran, khoảng 3% nguồn cung toàn cầu có thể bị cắt giảm. Riêng điều này cũng khiến giá dầu tiến sát hoặc vượt mốc 100 USD/thùng. Cộng thêm việc vận chuyển qua Hormuz bị gián đoạn, thì tác động lên giá dầu có thể lớn hơn nhiều so với cả cú sốc hồi thập niên 70 sau cuộc cách mạng Iran và lệnh cấm vận dầu mỏ của Ả Rập. Rất có khả năng giá dầu sẽ chạm ngưỡng 150 USD/thùng”, ông Saul Kavonic dự báo.

Tham khảo thêm nhận định từ các chuyên gia của ngân hàng ING Hà Lan, họ cho rằng bất kỳ rủi ro nào tại eo biển Hormuz đều sẽ gây hậu quả lớn đối với thị trường năng lượng toàn cầu.

Warren Patterson, trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa tại ngân hàng ING đã lưu ý trong nghiên cứu gần đây rằng mối lo ngại chính, dù vẫn còn xa vời, là tình hình bất ổn sẽ lan sang eo biển Hormuz, ảnh hưởng đến dòng chảy dầu từ Vịnh Ba Tư.

Ngay cả gián đoạn ngắn hạn tại điểm giao quan trọng này cũng là đủ để đẩy giá lên mức cao kỷ lục mới, thậm chí có khả năng vượt qua mức kỷ lục 150 USD/thùng từng thấy trong giai đoạn năm 2008. Ông Patterson cảnh báo thêm, tình hình bất ổn tại eo biển Hormuz sẽ còn dẫn đến gián đoạn nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Qatar, quốc gia đóng góp hơn hơn 20% tổng lượng LNG toàn cầu.

"Điều này sẽ gây áp lực lên cả thị trường khí đốt toàn cầu, đặc biệt là khi chúng ta đang bước vào mùa đông ở bắc bán cầu và nhu cầu khí đốt để sưởi ấm tăng cao. Mặc dù năng lực xuất khẩu LNG mới đã được nâng cấp, nhưng cũng chẳng thể nào bù đắp được cho khối lượng xuất khẩu của Qatar trong trường hợp tin xấu xảy ra”, ông Patterson khẳng định.

Giá dầu đã giảm nhẹ trong phiên 8/10 sau khi ghi nhận mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ đầu năm 2023 vào tuần trước. Hợp đồng tương lai dầu Brent kỳ hạn tháng 12 giảm 2,1% xuống còn 79,19 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI của Mỹ giảm 2,2% còn 75,42 USD/thùng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…