Đến lượt Đức lo ngại trước những khoản đầu tư lớn từ Trung Quốc

Sau Mỹ và nhiều nước EU, Đức đã có những biện pháp tự vệ vì lo quan ngại các công nghệ chủ chốt có thể rơi vào tay Trung Quốc, trước làn sóng đầu tư của các công ty Trung Quốc vào nước này.
Đến lượt Đức lo ngại trước những khoản đầu tư lớn từ Trung Quốc

Trước làn sóng đầu tư của các công ty Trung Quốc vào các doanh nghiệp công nghệ cao của Berlin đã khiến Đức, nước này bắt đầu cảnh giác với cách tiếp cận ồ ạt của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là những công ty của Bắc Kinh.

Cuối tháng trước, nội các Thủ tướng Đức Angela Merkel lần đầu tiên tính đến việc sử dụng quyền phủ quyết nhằm chặn thương vụ công ty Trung Quốc muốn thâu tóm một công ty Đức. Tập đoàn Yantai Taihai đã rút lại đề nghị mua công ty sản xuất thiết bị máy Leifeld Metal Spinning vào phút cuối, sau khi chính phủ Đức cảnh báo họ sẽ chặn thương vụ cho tới cùng vì lý do an ninh.

Sau đó, Chính phủ Đức tháng này công bố kế hoạch nhằm sàng lọc lại các thương vụ đầu tư ở những ngành có liên quan tới quốc phòng và an ninh quốc gia. Năm ngoái, Berlin cũng đã siết chặt việc quản lý các khoản đầu tư nước ngoài bằng việc ban hành quy định cho phép chính phủ có quyền can thiệp nếu một nhà đầu tư nước ngoài mua hơn 25 % cổ phần trong một công ty Đức. Năm nay, Berlin tiếp tục muốn siết chặt hơn nữa các thương vụ giao dịch, bằng việc giảm con số trên xuống 15 %.

Hàng loạt các động thái trên được thực hiện sau khi các chính phủ Đức quan ngại rằng các công ty Trung Quốc có thể thâu tóm các doanh nghiệp chủ chốt và dẫn tới rủi ro bị rò rỉ công nghệ quan trọng ra nước ngoài.

Các thương vụ mua bán và sáp nhập ở Đức từ các nhà đầu tư Trung Quốc đại lục và Hong Kong đã đạt tới ngưỡng cao kỷ lục vào năm 2017 với 69 trường hợp, tăng mạnh so với 18 trường hợp năm 2011. Tổng giá trị đầu tư từ doanh nghiệp Trung Quốc tăng vọt từ 800 triệu USD vào năm 2011 lên tới 8,1 tỷ USD vào năm 2016, chủ yếu do thương vụ công ty Midea của Trung Quốc mua lại công ty sản xuất robot Kuka trị giá 5,2 tỷ USD.

Theo giới chuyên gia, các công ty vừa và nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến được coi là xương sống của nền kinh tế Đức. Tuy nhiên, các công ty này cũng bị xem là đối tượng dễ bị tổn thương nhất liên quan tới các khoản đầu tư của Trung Quốc.

Chuyên gia Christian Dreger của viện nghiên cứu kinh tế Đức, bày tỏ quan ngại về việc các thương vụ đầu tư của Trung Quốc có mục đích chính trị nhiều hơn là mục đích kinh tế.

Dù Trung Quốc nhiều lần trấn an Đức rằng họ không phải e sợ khi hợp tác với Trung Quốc. Nhưng Đức và phần còn lại của châu Âu đều đang nâng cao cảnh giác nhằm bảo vệ lợi thế kỹ thuật không bị rò rỉ ra nước ngoài.

.

Có thể bạn quan tâm