Hưởng lợi từ xu hướng người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm bình dân, doanh số bán hàng của mỹ phẩm L’Oreal tăng mạnh

Tập đoàn L'Oreal đã báo cáo doanh số bán hàng tăng gần 10% trong quý đầu tiên của năm 2024, đánh bại các ước tính trước đó và làm giảm bớt lo ngại về sự trì trệ trong tiêu dùng ở hai thị trường làm đẹp lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc…

Hưởng lợi từ xu hướng người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm bình dân, doanh số bán hàng của mỹ phẩm L’Oreal tăng mạnh

L'Oreal, tập đoàn làm đẹp lớn nhất thế giới, đã báo cáo mức tăng đáng chú ý 9,4% trong doanh số bán hàng ở quý đầu tiên của năm 2024. Mức tăng trưởng này đã vượt qua ước tính trước đó là 6,1% của các nhà phân tích tại Jefferies.

Tổng doanh thu ghi nhận trong quý 1 là 11,24 tỷ Euro (tương đương 11,98 tỷ USD).

Tập đoàn mỹ phẩm nước Pháp, sở hữu những thương hiệu nổi tiếng như Maybelline và Lancome, đã cho biết thêm rằng doanh số bán hàng ở cả Bắc Mỹ và Châu Âu đều tăng hơn 12% nhờ nhu cầu đối với các sản phẩm da liễu và mỹ phẩm giá thành bình dân hơn đã bù đắp cho sự trì trệ ở phân khúc cao cấp

Nhà bán lẻ Ulta Beauty của Mỹ hồi đầu tháng này đã làm rung chuyển thị trường khi nhận xét về sự suy thoái nhanh hơn dự kiến ở Mỹ đã ảnh hưởng đến cổ phiếu trên toàn ngành.

Phương Tây tiếp tục củng cố vị thế là thị trường tiêu dùng mỹ phẩm hàng đầu thế giới, với khu vực Bắc Mỹ nói riêng đã đánh bại các dự đoán suy yếu trong tiêu dùng.

Sau kết quả hôm 18/4, chứng chỉ lưu ký tại Mỹ (ADR) của L'Oreal đã tăng tới 6,5% trong giao dịch tại New York, trong khi cổ phiếu của các đối thủ Mỹ như Estee Lauder và Coty cũng đi lên.

Đại diện L'Oreal cho biết, bộ phận sản phẩm tiêu dùng của họ, bao gồm các dòng mascara của L’Oreal Paris và son bóng Elseve, vốn mang về 1/3 doanh thu, đã tăng 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tập đoàn đã chứng kiến khối lượng cũng như giá trị đơn vị cao hơn, với nhu cầu mạnh mẽ ở Châu Âu và các thị trường mới nổi. Trong đó, đơn vị chăm sóc da dù có quy mô nhỏ hơn nhưng đang phát triển nhanh chóng. Điển hình như các thương hiệu gồm La Roche-Posay và CeraVe đều đã tăng 21,9% do tiếp tục được hưởng lợi từ các khuyến nghị y tế.

photo-2-1495243676380png-5878.jpeg
Một số thương hiệu mỹ phẩm trực thuộc Tập đoàn L'Oreal

Doanh số bán hàng ở phân khúc cao cấp, nổi bật nhất là các dòng nước hoa như Libre YSL và Aesop, tăng nhẹ 1,8%, khác hẳn với dự đoán sụt giảm ban đầu. Xu hướng tích cực này phần lớn nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ ở Châu Âu và Bắc Mỹ đã giúp bù đắp cho hoạt động có phần yếu kém ở Bắc Á.

Theo tập đoàn, khu vực Bắc Á có nền tảng so sánh không thuận lợi trong kênh bán lẻ du lịch và tốc độ tăng trưởng thị trường chậm chạp ở Trung Quốc đại lục

Ngay cả các nhà phân tích của Jefferies cũng phân tích rằng doanh số bán lẻ du lịch ngày càng suy giảm là bởi chính phủ Trung Quốc siết chặt quy định với các đại lý bán sản phẩm tiêu dùng nước ngoài, hay còn được gọi là "daigou".

L'Oreal hiện có thị phần lớn nhất trong thị trường mỹ phẩm cao cấp của Trung Quốc, tương đương 34%, giám đốc điều hành Nicolas Hieronimus nói với các nhà phân tích trong một cuộc gọi với cổ đông.

Cũng trong tuyên bố của công ty, thị trường làm đẹp vẫn trì trệ ở Trung Quốc đại lục, nơi doanh số chỉ tăng 6,2%, trong khi hai thị trường lớn khác là Nhật Bản và Hồng Kông đều đạt mức tăng trưởng hai con số.

“Trong một môi trường chung tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi những căng thẳng về kinh tế và địa chính trị, chúng tôi lạc quan về triển vọng của thị trường làm đẹp và tự tin vào khả năng phát triển của mình. Năm 2024 đã có một khởi đầu rất tốt… Tiếp tục tăng trưởng hai con số ở châu Âu, cùng với sức mạnh ở các thị trường mới nổi, đã bù đắp cho sự phục hồi chậm trễ ở Bắc Á”, giám đốc Nicolas Hieronimus cho biết thêm.

Cổ phiếu của L'Oreal, công ty niêm yết giá trị thứ 6 châu Âu, với giá trị vốn hóa thị trường khoảng 220 tỷ Euro (tương đương 234,26 tỷ USD) đã mất 6% kể từ đầu năm đến nay, so với mức giảm 5% của tập đoàn đối thủ Estee Lauder.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...