Nổi tiếng đo lường chất lượng sống bằng "chỉ số hạnh phúc" thay vì GDP, Bhutan phải thay đổi vì... nghèo

Bhutan chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên lên tới gần 30% và khoảng 1/8 người dân sống trong cảnh nghèo đói.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Nổi tiếng đo lường chất lượng sống bằng "chỉ số hạnh phúc" thay vì GDP, Bhutan phải thay đổi vì... nghèo

Bhutan được coi là "Vương quốc thuần Phật giáo" đứng đầu thế giới. Đa số người dân nơi đây tin vào luật nhân quả. Họ cho rằng nếu sống tốt đẹp, kiếp sau sẽ nhận được kết quả viên mãn.

Điều này thôi thúc họ trở thành người có ích, làm nhiều việc tốt. Ngoài ra, hầu hết người sinh sống ở đây đều theo đạo Phật và ăn chay. Vì vậy, ẩm thực tại vương quốc luôn được chú trọng, thanh đạm và rất tốt cho sức khỏe.

Ở Bhutan, người dân rất thân thiện với nhau, không kể tầng lớp xuất thân. Điều này cũng giảm sự tham lam trong mỗi người về "địa vị" trong xã hội. Nếu như chúng ta đối xử tốt đẹp và tôn trọng lẫn nhau, liệu chúng ta có cần là người có địa vị để được tôn trọng không?

Sự gần gũi này khiến con người quý mến nhau hơn. Một hoàng tử hoàn toàn có thể cùng chơi bóng với các học sinh bình thường khác mà không có sự phân biệt. Chế độ quân chủ không còn tồn tại ở Bhutan nhưng nhà vua và nữ hoàng của đất nước luôn ngự trị trong lòng người dân.

Nhà nước quan tâm đến đời sống tinh thần và sức khỏe người dân. Giáo dục, y tế được hỗ trợ rất tốt. Đấy là lý do người dân sống không phải âu lo phiền muộn.

Ngoài ra, điều khiến các du khách khi đến đây đặc biệt ấn tượng là sự giản dị, dễ tha thứ cũng như cảm thông của người bản địa. Với quan niệm "Chúng ta không thể cho đi thứ mà chúng ta không có", tâm có an, lòng có yên thì mới có thể lan tỏa niềm vui cho những người xung quanh, cũng như biết đồng cảm và cảm thông hơn với họ.

Chính sự hào phóng ấy là biểu hiện của một "tâm hồn hạnh phúc" và giúp người dân Bhutan lan tỏa hạnh phúc cho mọi người dù cuộc sống không hề dễ dàng.

bhutan2-8814.jpg
Bhutan được coi là "Vương quốc thuần Phật giáo" đứng đầu thế giới.

Bhutan cũng là chính phủ đầu tiên trên thế giới cấm bán và hút thuốc lá từ năm 2004. Người dân Bhutan sống trong một bầu không khí trong lành, chỉ số carbonic trong không khí đạt mức âm. Việc nhập khẩu các loại phân bón hóa học hoàn toàn bị cấm ở đất nước này.

Đặc biệt, ở Bhutan, chính phủ phát triển một thước đo mang tính khoa học, có tên gọi "Tổng Hạnh phúc quốc gia" (Gross National Happiness) hay "Chỉ số hạnh phúc quốc gia".

Đây là cách để họ theo dõi mức độ hài lòng với cuộc sống của người dân. Chính phủ tại vương quốc luôn ý thức được mức độ quan trọng trong việc mang lại những điều tốt đẹp và vui vẻ cho con người. Toàn bộ chi phí cơ bản như y tế, giáo dục... đều được miễn phí ở đất nước này.

Thậm chí Bhutan đã thành lập nên Bộ hạnh phúc bởi họ không đo lường chất lượng sống bằng kinh tế mà dùng chỉ số hạnh phúc để làm nền tảng cho tất cả.

Tại Bhutan, ngoài Toán học và Khoa học, trẻ em được dạy cách bảo vệ môi trường và kỹ thuật nông nghiệp cơ bản. Người dân nơi đây quan niệm những đứa trẻ cần có kiến thức về môi trường như việc đạt điểm cao.

Bảo tồn tự nhiên trở thành một trong những điều quan trọng của "Chỉ số hạnh phúc" tại nơi đây. Một nửa đất nước của họ là công viên quốc gia, người dân cảm thấy hạnh phúc khi sống trong điều kiện như vậy. Môi trường sống sạch sẽ là điều kiện để người Bhutan phát triển đời sống tinh thần.

CHỈ SỐ HẠNH PHÚC 2.0

Triết lý điều hành đất nước bằng “chỉ số tổng hạnh phúc quốc gia (GNH) thay vì tổng sản lượng quốc gia (GDP) của Bhutan kể trên đã được cả thế giới ngưỡng mộ vì cân bằng được giữa tăng trưởng kinh tế với phúc lợi của người dân. Chỉ số GNH đã được Cựu quốc vương Jigme Singye Wangchuck giới thiệu từ đầu thập niên 1970 và vẫn được áp dụng tại Bhutan cho đến tận ngày nay.

Tuy nhiên, khi đất nước phải vật lộn với một cuộc khủng hoảng kinh tế, mà theo như Thủ tướng mới đắc cử TsheringTobgay nói là “bấp bênh trên bờ vực sụp đổ”, Bhutan đang phải tiến hành những thay đổi ở một mức độ nào đó, và các nhà lãnh đạo của quốc gia này đang bắt đầu thảo luận về một chỉ số mới gọi là “Tổng hạnh phúc quốc gia 2.0”.

Trên thực tế, quốc gia này chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên lên tới gần 30% và khoảng 1/8 người dân sống trong cảnh nghèo đói. Câu hỏi đặt ra là phải chăng Bhutan đã đến mức phải thay đổi mục tiêu tìm kiếm hạnh phúc quốc gia?

“Có và không”, Thủ tướng Tobgay nói với CNBC trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 10/5 vừa qua. “Có, bởi vì chúng tôi phải phát triển nền kinh tế đất nước”. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng các nguyên lý của GNH sẽ không bị loại bỏ.

"Chúng tôi có thể tăng trưởng cân bằng cùng với hạnh phúc", Thủ tướng Tobgay khẳng định.

bhutan1-5430.jpg
Khoảng 1/8 người dân Bhutan sống trong cảnh nghèo đói.

Ông cho biết Bhutan sẽ tiếp tục củng cố nền kinh tế của mình theo những cách bền vững, công bằng và “cân bằng với tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ văn hóa và quản trị tốt”.

Ông nói: “Trong những lĩnh vực này, chúng tôi đã thành công, điều mà không ai có thể tưởng tượng được”.

Nhưng ông cũng báo hiệu rằng nguyên tắc được áp dụng trong quá khứ có thể đã quá bảo thủ.

Ông nói: “Chúng tôi đã cực kỳ thận trọng, rất bảo thủ nên đã bị tụt lại phía sau. Nhìn theo một khía cạnh thì chúng tôi không thực sự thất bại. Nhưng nhìn từ những thành công trong lĩnh vực tiến bộ xã hội, chúng tôi đã thất bại về mặt kinh tế”.

Ông Tobgay cũng nói rằng Bhutan cũng có cách tiếp cận tương tự trong lĩnh vực du lịch.

Tobgay nói với CNBC: “Chúng tôi cực kỳ thận trọng trong cách mở cửa với phần còn lại của thế giới liên quan đến du lịch. Chúng tôi đã rất bảo thủ, rất thận trọng. Chúng tôi đang phải trả giá cho sự thận trọng ngay bây giờ”.

DU LỊCH BỀN VỮNG

Trên thực tế, ngành du lịch của Bhutan đang phục hồi chậm hơn so với các nước ở châu Á. Năm 2023, lượng khách quốc tế đến nước này bằng 1/3 mức của năm 2019.

Quốc gia nổi tiếng là hạnh phúc nhất thế giới này đã phải 3 lần thay đổi "Phí phát triển bền vững", một loại thuế đối với du khách đến du lịch ở Bhutan. Ban đầu nước này nâng loại phí này lên 200 USD/người khi mở cửa trở lại vào tháng 9/2022, vấp phải nhiều tranh cãi để rồi sau đó giảm liên tiếp 2 lần vì quá ít du khách ghé thăm.

Blyth, du khách từng đến Bhutan, hy vọng mức phí mới sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến sự quan tâm đối với Bhutan, một đất nước nằm trên dãy Himalaya với rất nhiều nền văn hoá độc đáo và tín ngưỡng Phật giáo sâu sắc.

“Du lịch Bhutan được tái cấu trúc để du khách không bị phụ thuộc vào các công ty lữ hành và đại lý du lịch. Thay vào đó, họ có thể liên hệ trực tiếp với các nhà cung cấp địa phương như khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên và công ty vận tải. Các dịch vụ này không đắt lắm, nên tổng chi phí cho chuyến đi vẫn sẽ hợp lý thôi”, Blyth nói.

Được biết du lịch là một trong những nguồn thu chính của Bhutan. Theo CNN, trước đại dịch, ngành này mang lại gần 84 triệu USD mỗi năm và 50.000 việc làm cho người dân nước này.

Bản thân ông Tobgay thừa nhận những thay đổi về mức “phí phát triển bền vững” đã tạo ra “rất nhiều sự nhầm lẫn”.

Tuy nhiên, bất chấp việc có thể thu được lợi ích kinh tế lớn khi thực hiện chiến lược du lịch đại trà, Bhutan vẫn không từ bỏ cách tiếp cận “giá trị cao, khối lượng thấp” đối với du lịch.

Ngày nay, Phí phát triển bền vững ở đây là 100 USD/người lớn/ngày, nhưng ông Tobgay nói: “Thành thật mà nói, tôi nghĩ 200 USD/ngày là phí phát triển bền vững mà nhiều khách du lịch sẵn sàng trả”.

Bất chấp việc có thể thu được lợi ích kinh tế lớn khi thực hiện chiến lược du lịch đại trà, Bhutan vẫn không từ bỏ cách tiếp cận “giá trị cao, khối lượng thấp” đối với du lịch.

Ông cho biết Bhutan vẫn đang tập trung vào việc tăng cường du lịch “đồng thời kiểm soát số lượng”.

Ông nói, ngành du lịch đang phát triển của đất nước là một con đường để “tạo ra loại công việc mà những người trẻ có năng lực và rất có năng lực của chúng tôi mong muốn”.

Nhưng trên thực tế, theo Reuters, hàng nghìn lao động trẻ người Bhutan đã rời bỏ đất nước để tìm kiếm cơ hội việc làm ở nước ngoài. Báo cáo cho biết, trong 11 tháng trước tháng 5/2023, khoảng 1,5% dân số Bhutan đã một mình chuyển đến Úc để tìm việc làm và đào tạo kỹ năng.

Có thể bạn quan tâm