8 kinh nghiệm cần thiết khi đi du lịch Nhật Bản

Du lịch Nhật Bản là một trải nghiệm độc đáo kết hợp giữa văn hóa truyền thống, hiện đại sáng tạo và cảnh quan tươi đẹp...

8 kinh nghiệm cần thiết khi đi du lịch Nhật Bản

Nhật Bản từ lâu đã là địa điểm du lịch nổi tiếng. Tuy nhiên, nền văn hóa "lạ" tại đây lại gây khó xử cho những du khách mới lần đầu ghé thăm.

Dưới đây là một số kinh nghiệm được tổng hợp lại từ các trải nghiệm của nhiều cá nhân đã từng đến du lịch tại Nhật Bản.

Văn hóa Tatemae

Được biết, văn hóa Tatemae thường là những quy tắc xã hội, lời nói lịch sự, hành động tuân theo chuẩn mực xã hội. Người Nhật thường sử dụng tatemae khi giao tiếp ở môi trường công cộng.

Vậy nên trước khi mọi người qua Nhật Bản hãy xem qua văn hóa này để hiểu hơn và có cách cư xử chuẩn mực khi đến đây.

Vứt rác đúng chỗ

Việc vứt rác đúng nơi quy định là một phần quan trọng trong văn hóa ở Nhật Bản. Người Nhật thường tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về việc vứt rác và tái chế, họ thường không vứt rác bừa bãi. Thậm chí, nhiều nơi ở đất nước hoa anh đào, có rất ít hoặc không có thùng rác nào trên đường, tuy nhiên mọi người vẫn giữ rác của họ vào một chiếc túi cho đến khi tìm thấy một nơi phù hợp để vứt.

Các chuyến tàu đúng giờ

Không giống như các chuyến tàu ở nhiều đất nước khác, Nhật Bản không cho hành khách nhiều thời gian để lên tàu, các chuyến tàu ở Nhật Bản đến và khởi hành nhanh chóng. Vì vậy, nếu du khách chỉ cần chậm trễ 2 phút thôi sẽ không thể kịp lên tàu.

Danh thiếp

Trao đổi danh thiếp (meishi) là một phần quan trọng của quy tắc giao tiếp tại Nhật Bản. Khi gặp gỡ mọi người, hãy trao đổi danh thiếp diễn ra một cách lễ phép và tôn trọng. Người đưa danh thiếp nên làm điều này bằng cả hai tay, đặc biệt là khi trao cho người có vị trí cao hơn. Khi nhận danh thiếp, người được trao nên nhận nó bằng cả hai tay và xem nó trước khi đặt xuống bàn.

Sử dụng danh thiếp trong trò chuyện cũng là một cách xác nhận thông tin và thể hiện sự chuyên nghiệp trong giao tiếp tại đất nước hoa anh đào.

Mang theo tất

Đi chân trần ở Nhật Bản là một điều tuyệt đối không được chấp nhận. Du khách phải cởi giày thường xuyên ở nơi đây, thậm chí có thể xảy ra ở những địa điểm không ngờ đến, chẳng hạn như một nhà hàng. Vậy nên mọi người hãy mang theo tất khi đi ra ngoài tại đất nước hoa anh đào.

Nếu du khách có một bộ sưu tập tất vui nhộn hoặc thú vị, hãy mang chúng ở Nhật Bản, nơi chúng thực sự có thể được nhìn thấy và ngưỡng mộ.

Cửa hàng tiện lợi tại Nhật Bản

Được biết, các cửa hàng tiện lợi tại Nhật Bản cực kỳ sạch sẽ và có đa dạng sản phẩm. Chẳng hạn như cà phê, đặc biệt là tại cửa hàng 7-Eleven, bởi ở đây có các máy hiện đại tự động xay hạt cà phê, hoặc du khách có thể pha một số loại cà phê ngon nhất hay những chai vitamin C vị hoa quả, bánh sandwich đa dạng loại nhân cũng trong cửa hàng tiện lợi đó.

Từ đó, du khách hoàn toàn có thể trải nghiệm được những sản phẩm cao cấp ở trong cửa hàng tiện lợi chỉ có ở Nhật Bản mới có.

Thuê hướng dẫn viên du lịch

Rào cản ngôn ngữ và văn hóa đối với những người đến Nhật Bản một vài lần là có thật. Bởi lẽ văn hóa tại nơi này đa dạng và độc đáo. Vậy nên mọi người hãy thuê một người hướng dẫn viên địa phương để chỉ cho du khách những thứ ở những nơi mà không bao giờ có thể tự mình nhìn thấy.

Mua sắm tại Tokyu Hands

Tokyu Hands là một chuỗi cửa hàng bán lẻ đa dạng hàng hóa và dụng cụ ở Nhật Bản. Các cửa hàng Tokyu Hands cung cấp một loạt các sản phẩm từ đồ gia dụng, đồ điện tử, đồ chơi, đồ thủ công, đến đồ nội thất và các sản phẩm sáng tạo khác với giá cả phải chăng. Đây là điểm đến phổ biến cho người tiêu dùng tại Nhật Bản khi họ cần tìm kiếm các sản phẩm độc đáo và hữu ích.

Du khách hoàn toàn có thể đến đây trải nghiệm mua sắm giống như người Nhật, để săn được những sản phẩm có giá thấp mà chất lượng cao.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...