Ả Rập Xê Út mở cửa hàng rượu đầu tiên sau 72 năm cấm cửa

Ả Rập Xê Út đang chuẩn bị mở cửa hàng rượu đầu tiên ở thủ đô Riyadh để phục vụ độc quyền các nhà ngoại giao không theo đạo Hồi…

Ả Rập Xê Út mở cửa hàng rượu đầu tiên sau 72 năm cấm cửa

Mặc dù đã hết lệnh cấm cửa rượu tại Ả Rập Xê Út nhưng khách hàng muốn mua rượu cũng sẽ phải làm thủ tục rất khó khăn. Cụ thể, mọi người sẽ phải đăng ký qua ứng dụng di động, nhận mã xác nhận từ Bộ Ngoại giao và phải tôn trọng hạn mức mua hàng theo tháng.

Động thái này được coi là cột mốc quan trọng của đất nước do Thái tử Mohammed bin Salman dẫn đầu, nhằm mở cửa đất nước Hồi giáo nổi tiếng với nhiều quy định nghiêm khắc.

Đây cũng là một phần trong kế hoạch mang tính vĩ mô được gọi là Tầm nhìn 2030, nhằm xây dựng nền kinh tế hậu dầu mỏ cho Ả Rập Xê Út.

img-9139-1852.jpg
Nhân viên pha chế người Lebanon tên Hadi Ghassan chuẩn bị đồ uống tại Meraki Riyadh - quán bar cung cấp rượu billini và spritz không cồn ở Riyadh, Ả Rập Xê Út

Được biết, cửa hàng bán rượu sẽ tọa lạc ở Khu ngoại giao của thủ đô Riyadh. Đây là khu vực quy tụ các đại sứ quán và nơi ở của các nhà ngoại giao.

Cho đến nay vẫn chưa có thông tin liệu người nước ngoài không theo đạo Hồi có được mua rượu hay không. Hiện tại, có hàng triệu người nước ngoài sống ở Ả Rập Xê Út, hầu hết đều là công nhân theo đạo Hồi đến từ châu Á và Ai Cập.

Đây là đất nước có luật nghiêm ngặt về rượu. Nếu ai sử dụng sản phẩm này trái phép có thể phạt trăm roi, trục xuất, phạt tiền hoặc bỏ tù người vi phạm.

Cho tới nay, rượu chỉ được cung cấp qua các chuyến hàng ngoại giao hoặc giao dịch trên thị trường chợ đen.

Văn phòng truyền thông Chính phủ Ả Rập Xê Út (CIC) cho biết đất nước đã ban hành quy định mới nhằm chống lại hoạt động buôn bán bất hợp pháp rượu và sản phẩm mà các cơ quan ngoại giao nhận được.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây đã nới lỏng một số quy tắc xã hội nghiêm ngặt, chẳng hạn như phân biệt nam nữ ở nơi công cộng, hoặc yêu cầu phụ nữ phải mặc áo choàng đen che kín người.

Ả Rập Xê Út đã mở cửa đất nước cho du lịch phi tôn giáo, tổ chức hòa nhạc và cho phép phụ nữ lái xe.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...