adidas bán Reebok cho Authentic Brands Group với giá 2,5 tỷ USD

Thương vụ dự kiến ​​sẽ được hoàn thành trong quý đầu tiên của năm 2022.
adidas bán Reebok cho Authentic Brands Group với giá 2,5 tỷ USD

adidas đã đồng ý bán thương hiệu thể thao Reebok cho Authentic Brands Group Inc. với giá 2,5 tỷ USD và thương vụ này dự kiến ​​sẽ kết thúc vào khoảng quý đầu tiên của năm 2022.

Reebok lần đầu tiên được giới thiệu dưới sự bảo trợ của adidas vào năm 2006 khi công ty sản xuất đồ thể thao của Đức mua lại thương hiệu với giá 3,6 tỷ USD. Và trong những năm gần đây, Reebok bắt đầu tạo được tiếng vang lớn hơn trong toàn ngành với những màn hợp tác nổi bật về phong cách sống, những mẫu giày đặc trưng được “săn lùng” và thậm chí là dòng sản phẩm “chéo” với Adidas, nhưng dường như là vẫn chưa đủ tốt theo nguyện vọng của adidas. 

Và giờ đây, thương hiệu có trụ sở tại Boston đang được mua lại bởi Authentic Brands Group Inc. - một tập đoàn quản lý thương hiệu tại New York sở hữu hơn 30 thương hiệu trực thuộc, bao gồm cả Barneys và Brooks Brothers.

Jamie Salter, nhà sáng lập, chủ tịch kiêm CEO của ABG cho biết: “Thật vinh dự khi được giao phó lại di sản của Reebok. Đây là một cột mốc quan trọng đối với ABG và chúng tôi cam kết duy trì tính toàn vẹn, sự đổi mới và các giá trị của Reebok - trong con đường tiến tới tương lai. Chúng tôi mong muốn được hợp tác chặt chẽ với đội ngũ của Reebok để xây dựng thành công của thương hiệu.”

Trong một tuyên bố, giám đốc điều hành adidas Kasper Rorsted bày tỏ lòng sự cảm ơn vì Reebok đã trở thành một phần của “đại gia đình” trong vài năm qua. “Reebok là một phần có giá trị của adidas, và chúng tôi biết ơn những đóng góp của thương hiệu và đội ngũ đằng sau đối với adidas.”

“Với sự thay đổi về quyền sở hữu, chúng tôi tin rằng thương hiệu Reebok sẽ được định vị tốt để đạt được thành công lâu dài. Đối với adidas, chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung nỗ lực vào việc thực hiện chiến lược “Làm chủ trò chơi” để giúp công ty phát triển hơn nữa, giành thị phần và tạo ra giá trị bền vững cho tất cả các bên liên quan.”

Hypebeast

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...