Ấn Độ lần thứ 2 thử nghiệm thành công vũ khí siêu âm

Ấn Độ luôn quan ngại một cuộc chiến trên 2 mặt trận với Trung Quốc và Pakistan. Hiện đại hóa quân đội, tập trung vào vũ khí hạt nhân và tên lửa siêu thanh, New Delhi nỗ lực ngăn chặn xung đột với cường quốc hạt nhân láng giềng.

Ngày 4/10/2020, trang Hindustan Times dẫn các nguồn tin quốc phòng cho biết, lần thứ hai trong vài tuần, Ấn Độ phóng thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân được phát triển trong nước với tên gọi là “Shaurya”.

Nguồn tin quốc phòng cho biết: “Tên lửa chiến thuật đất đối đất được phóng từ một ống phóng dạng container gắn với hệ thống phóng mặt đất từ ​​tổ hợp kỹ thuật phóng số 4, thuộc thao trường thử nghiệm tích hợp (ITR) trên đảo APJ Abdul Kalam vào khoảng 12.10, bay đạt khoảng cách đặt ra theo kế hoạch”.

Tên lửa hiện đại mới có tốc độ 7,5 Mach (5.754 dặm / giờ), có thể thực hiện các khả năng "cơ động" trong giai đoạn cuối của chuyến bay, trước khi tấn công mục tiêu định trước trên Vịnh Bengal.

Một quan chức thuộc Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ cho biết, Shaurya là một trong mười tên lửa hàng đầu trên thế giới “với hệ thống dẫn đường và hiệu chỉnh đường bay hiệu suất cao, hệ thống đẩy hiệu quả, công nghệ điều khiển tinh vi và khả năng phóng từ ống phóng vận tải”.

Tên lửa siêu âm mới“Shaurya” của Ấn Độ

Tên lửa có thể được phóng từ các ống phóng vận tải gắn trên xe tải hoặc từ các hầm chứa tên lửa ngầm sâu dưới lòng đất. Tên lửa có thể dễ dàng vận chuyển bằng xe tải, cho phép xe phóng đạn di chuyển liên tục, khiến Trung Quốc hoặc Pakistan khó phát hiện hệ thống phóng thông qua ảnh vệ tinh.

Tờ New Indian Express  cho biết, “tên lửa có khả năng gây nhiễu, tạo mục tiêu giả đánh lừa radar của đối phương, cho phép Ấn Độ có nhiều khả năng đánh trả trong trường hợp bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân”.

Chỉ vài tuần trước, Ấn Độ phóng thử thành công "một nguyên mẫu thử nghiệm công nghệ siêu thanh (Hypersonic) có khả năng đạt tốc độ trên Mach 6 (4.600 dặm / giờ)".

Vụ phóng thử nghiệm được thực hiện vào đầu tháng 9, khi Ấn Độ và Trung Quốc đang trong tình huống gia tăng căng thẳng quân sự dọc theo Ranh giới Kiểm soát Thực tế - đường biên giới tranh chấp dài 2.175 dặm giữa cả hai nước, trải dài từ khu vực Ladakh phía bắc đến bang Sikkim của Ấn Độ. Xung đột Trung - Ấn cũng là một điểm nóng mà cả thế giới đều quan tâm theo dõi.

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…