Australia tham gia vào cuộc tham vấn thương mại Trung Quốc-EU tại WTO

Bộ trưởng Thương mại Australia cho biết Australia sẽ tìm cách tham gia vào các cuộc tham vấn về tranh chấp thương mại giữa Liên minh châu Âu và Trung Quốc mà EU đưa ra tại Tổ chức Thương mại Thế giới.
Australia tham gia vào cuộc tham vấn thương mại Trung Quốc-EU tại WTO

EU đã đưa ra một “thách thức” tại WTO vào 27/1 với cáo buộc Trung Quốc có các hành vi phân biệt đối xử thương mại đối với Litva, điều này đe dọa đến tính toàn vẹn của thị trường đơn lẻ.

Trung Quốc đã hạ cấp quan hệ ngoại giao với Litva và gây áp lực buộc các công ty đa quốc gia cắt đứt liên kết với quốc gia Baltic có 2,8 triệu dân sau khi nước này cho phép Đài Loan mở đại sứ quán ở Vilnius.

Các màn trả đũa của Trung Quốc bao gồm việc từ chối thông quan hàng hóa Litva tại hải quan Trung Quốc, từ chối đơn đăng ký nhập khẩu từ Litva và gây áp lực lên các công ty EU để loại bỏ sự tham gia của Litva khỏi chuỗi cung ứng khi xuất khẩu sang Trung Quốc.

Mối quan hệ giữa Australia và Trung Quốc đã trở nên tồi tệ sau khi Canberra cấm Huawei Technologies khỏi cuộc đua mạng 5G của mình vào năm 2018, tăng cường luật chống can thiệp chính trị nước ngoài và kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của Covid-19.

Bắc Kinh đáp trả bằng cách “đóng băng” các cuộc tiếp xúc với các bộ trưởng Australia và áp thuế đối với một số mặt hàng của nước này bao gồm than đá, thịt bò, lúa mạch và rượu vang.

Trong 18 tháng qua, Úc đã đệ đơn lên WTO hai đơn khiếu nại về thuế nhập khẩu rượu đóng chai và nhập khẩu lúa mạch của Trung Quốc.

Vào tháng 12, Giám đốc Ngân khố Australia Josh Frydenberg cho biết Australia đã bị Trung Quốc "cưỡng chế kinh tế".

"Australia sẽ yêu cầu tham gia các cuộc tham vấn tại WTO bởi các vấn đề được Liên minh châu Âu đưa ra có rất nhiều điểm tương đồng với tình hình giữa Australia và Trung Quốc hiện nay”, Bộ trưởng Thương mại Dan Tehan cho biết trong một tuyên bố.

"Australia phản đối việc sử dụng các biện pháp ép buộc kinh tế và các hành vi thương mại phân biệt đối xử và hạn chế làm suy yếu hệ thống thương mại quốc tế và gây tổn hại về kinh tế."

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...