EU đã đưa ra một “thách thức” tại WTO vào 27/1 với cáo buộc Trung Quốc có các hành vi phân biệt đối xử thương mại đối với Litva, điều này đe dọa đến tính toàn vẹn của thị trường đơn lẻ.
Trung Quốc đã hạ cấp quan hệ ngoại giao với Litva và gây áp lực buộc các công ty đa quốc gia cắt đứt liên kết với quốc gia Baltic có 2,8 triệu dân sau khi nước này cho phép Đài Loan mở đại sứ quán ở Vilnius.
Các màn trả đũa của Trung Quốc bao gồm việc từ chối thông quan hàng hóa Litva tại hải quan Trung Quốc, từ chối đơn đăng ký nhập khẩu từ Litva và gây áp lực lên các công ty EU để loại bỏ sự tham gia của Litva khỏi chuỗi cung ứng khi xuất khẩu sang Trung Quốc.
Mối quan hệ giữa Australia và Trung Quốc đã trở nên tồi tệ sau khi Canberra cấm Huawei Technologies khỏi cuộc đua mạng 5G của mình vào năm 2018, tăng cường luật chống can thiệp chính trị nước ngoài và kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của Covid-19.
Bắc Kinh đáp trả bằng cách “đóng băng” các cuộc tiếp xúc với các bộ trưởng Australia và áp thuế đối với một số mặt hàng của nước này bao gồm than đá, thịt bò, lúa mạch và rượu vang.
Trong 18 tháng qua, Úc đã đệ đơn lên WTO hai đơn khiếu nại về thuế nhập khẩu rượu đóng chai và nhập khẩu lúa mạch của Trung Quốc.
Vào tháng 12, Giám đốc Ngân khố Australia Josh Frydenberg cho biết Australia đã bị Trung Quốc "cưỡng chế kinh tế".
"Australia sẽ yêu cầu tham gia các cuộc tham vấn tại WTO bởi các vấn đề được Liên minh châu Âu đưa ra có rất nhiều điểm tương đồng với tình hình giữa Australia và Trung Quốc hiện nay”, Bộ trưởng Thương mại Dan Tehan cho biết trong một tuyên bố.
"Australia phản đối việc sử dụng các biện pháp ép buộc kinh tế và các hành vi thương mại phân biệt đối xử và hạn chế làm suy yếu hệ thống thương mại quốc tế và gây tổn hại về kinh tế."