Ba Lan trở thành quốc gia mua vàng nhiều nhất thế giới trong quý 2/2024

Ngân hàng Quốc gia Ba Lan (NBP) đã trở thành ngân hàng trung ương mua vàng nhiều nhất thế giới trong quý 2/2024, theo báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới…

Ba Lan trở thành quốc gia mua vàng nhiều nhất thế giới trong quý 2/2024

Trích dẫn báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới, Ngân hàng Quốc gia Ba Lan, hay còn gọi là Narodowy Bank Polski, đã mua khoảng 19 tấn vàng trong quý 2 và trở thành nhà mua vàng lớn nhất thế giới, sánh ngang với Ấn Độ.

Chủ tịch Ngân hàng Quốc gia Ba Lan Adam Glapinski gần đây tiết lộ rằng NBP sẽ tiếp tục mua vào và có kế hoạch đảm bảo vàng chiếm tới 20% dự trữ của ngân hàng. Hiện tại, vàng chiếm 14,7% trong dự trữ của NBP.

Grzegorv Dróżdż, chuyên gia phân tích thị trường tại Conotoxia, cho biết: "Tốc độ mua vàng của Ba Lan kể từ tháng 4 năm nay đã vượt qua cả những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tính đến cuối quý 2/2024, dự trữ vàng của Ba Lan đã tăng lên 377,4 tấn, chủ yếu được lưu trữ tại Ngân hàng Anh”.

Tại Ba Lan, nhu cầu vàng đã tăng mạnh sau đại dịch Covid-19 và do cuộc chiến Nga-Ukraine.

Trong quý 2 của năm, giá vàng cũng đã có thời điểm vượt mốc cao kỷ lục 2.500 USD/ounce. Điều này đã dẫn đến nhiều câu hỏi về việc liệu vàng có phải là một khoản đầu tư tốt vào thời điểm hiện tại và tại sao các ngân hàng trung ương lại đang tích cực tăng cường dự trữ vàng trong thời gian gần đây.

Một trong những lý do chính khiến các ngân hàng trung ương chủ động tích trữ vàng là để có thể đa dạng hóa nguồn dự trữ và bảo vệ tài sản trước sự bất ổn kinh tế vĩ mô và các cú sốc địa chính trị.

Trong bối cảnh có nhiều bất ổn như hiện nay, khi tiền tệ và các tài sản khác có thể dễ dàng bị dao động, vàng được xem như một tài sản an toàn và một biện pháp phòng ngừa lạm phát. Nó cũng là một cách hiệu quả để đa dạng hóa danh mục đầu tư của ngân hàng trung ương và được coi là tài sản có tính thanh khoản cao, không có rủi ro vỡ nợ.

Ngoài ra, vàng ít bị ảnh hưởng bởi các thay đổi chính sách và có thể được sử dụng như một tài sản thế chấp có giá trị. Trong một số trường hợp, vàng cũng có thể giúp các quốc gia - như Nga - tránh bị tác động nặng nề bởi một số lệnh trừng phạt quốc tế. Bởi vàng có thể được dùng để duy trì thanh khoản trong trường hợp các phương tiện tài chính khác bị chặn hoặc khó tiếp cận.

Ở một vài trường hợp khác, các ngân hàng trung ương cũng mua thêm vàng để giúp quốc gia của họ giảm phụ thuộc vào các đồng tiền thống trị như đồng USD.

Theo Hội đồng Vàng Thế giới, nhu cầu của các ngân hàng trung ương đã lên tới 183 tấn trong quý 2 của năm. Đây là mức tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giảm 39% so với quý 1. Tổng nhu cầu mua ròng trong nửa đầu năm cũng đạt 483 tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023.

"Trong quý 2/2024, nhu cầu vàng toàn cầu, nếu không bao gồm các khoản đầu tư ngoài giao dịch (OTC), giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 929 tấn. Sự sụt giảm chủ yếu là do mức tiêu thụ trang sức giảm 19%, một phản ứng trước giá vàng cao kỷ lục. Tuy nhiên, khi bao gồm cả các khoản đầu tư OTC, tổng nhu cầu vàng đã tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1.258 tấn, mức cao nhất kể từ năm 2000. Phần lớn nhu cầu này đến từ các ngân hàng trung ương”, ông Dróżdż giải thích.

Ngoài Ngân hàng Quốc gia Ba Lan và Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ, Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ cũng tiếp tục đẩy mạnh mua vàng thêm 15 tấn vào kho dự trữ của mình trong quý 2. Với số lượng này, ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã mua tổng cộng 45 tấn vàng trong năm nay.

Jordan, Qatar, Nga, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Iraq và Cộng hòa Séc cũng đã tích cực mua vàng trong quý 2. Ngược lại, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) lại có chiến lược khác biệt, không tập trung vào việc tăng dự trữ vàng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Qualcomm muốn mua lại Intel

Qualcomm muốn mua lại Intel

Theo thông tin được tiết lộ bởi tờ Wall Street Journal, Qualcomm đã tiếp cận Intel với một đề nghị sáp nhập...

Thị trường "nín thở" chờ đợi quyết định lãi suất mới của Fed và các ngân hàng trung ương lớn

Thị trường "nín thở" chờ đợi quyết định lãi suất mới của Fed và các ngân hàng trung ương lớn

Trong tuần này, nhiều ngân hàng trung ương trên toàn thế giới bao gồm Mỹ, Brazil, Anh, Nam Phi và Nhật Bản, sẽ đưa ra các quyết định về chính sách tiền tệ. Dự kiến, Fed có thể cắt giảm lãi suất từ 0,25 đến 0,50 điểm phần trăm trong khi BoE, BoJ nhiều khả năng giữ nguyên mức hiện tại…

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ