Bất chấp đại dịch, các dự án FDI ở Thuỵ Sỹ liên tiếp “bùng nổ”

Theo nghiên cứu của công ty tư vấn EY được công bố ngày 7/6, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Thụy Sỹ đã tăng mạnh trong năm ngoái bất chấp đại dịch Covid-19.

Trái ngược với xu hướng suy giảm chung trên toàn châu Âu, số lượng dự án đầu tư ở Thụy Sỹ đã tăng 25% lên 91 - mức cao nhất kể từ năm 2011. Nhờ đó Thụy Sỹ vươn lên thứ 14 trong số các quốc gia châu Âu về thu hút vốn đầu tư.

Michael Messerli, người đứng đầu bộ phận chiến lược & giao dịch tại EY ở Thụy Sỹ, cho biết sự phát triển đáng mừng này chủ yếu là do các công ty Đức gia tăng cam kết. Số lượng các dự án đầu tư từ Đức tăng gần gấp đôi trong năm 2020. Trong khi đó các công ty Mỹ vẫn ở vị trí thứ hai. Mặt khác, sự quan tâm từ các nhà đầu tư Anh dường như đã giảm. 

Tuy nhiên, trên toàn châu Âu, số lượng dự án đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài đã giảm 13% vào năm 2020 với tổng số có 5.578 dự án được công bố.

Với 256 dự án đầu tư, cam kết của các công ty Thụy Sỹ đối với các nước châu Âu khác vào năm 2020 ở mức tương đương với năm trước đó. Tuy nhiên, đã có những thay đổi nhất định như Đức trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn, trong khi số lượng dự án ở Pháp giảm đáng kể. Do đó Đức đã thay thế Pháp trở thành điểm đến đầu tư phổ biến nhất của các công ty Thụy Sỹ. 

TTX

Xem thêm

Thêm 5,5 tỷ USD vốn FDI được giải ngân

Thêm 5,5 tỷ USD vốn FDI được giải ngân

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/4/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 12,25 tỷ USD, bằng 99,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...