Bất chấp đại dịch, các dự án FDI ở Thuỵ Sỹ liên tiếp “bùng nổ”

Theo nghiên cứu của công ty tư vấn EY được công bố ngày 7/6, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Thụy Sỹ đã tăng mạnh trong năm ngoái bất chấp đại dịch Covid-19.

Trái ngược với xu hướng suy giảm chung trên toàn châu Âu, số lượng dự án đầu tư ở Thụy Sỹ đã tăng 25% lên 91 - mức cao nhất kể từ năm 2011. Nhờ đó Thụy Sỹ vươn lên thứ 14 trong số các quốc gia châu Âu về thu hút vốn đầu tư.

Michael Messerli, người đứng đầu bộ phận chiến lược & giao dịch tại EY ở Thụy Sỹ, cho biết sự phát triển đáng mừng này chủ yếu là do các công ty Đức gia tăng cam kết. Số lượng các dự án đầu tư từ Đức tăng gần gấp đôi trong năm 2020. Trong khi đó các công ty Mỹ vẫn ở vị trí thứ hai. Mặt khác, sự quan tâm từ các nhà đầu tư Anh dường như đã giảm. 

Tuy nhiên, trên toàn châu Âu, số lượng dự án đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài đã giảm 13% vào năm 2020 với tổng số có 5.578 dự án được công bố.

Với 256 dự án đầu tư, cam kết của các công ty Thụy Sỹ đối với các nước châu Âu khác vào năm 2020 ở mức tương đương với năm trước đó. Tuy nhiên, đã có những thay đổi nhất định như Đức trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn, trong khi số lượng dự án ở Pháp giảm đáng kể. Do đó Đức đã thay thế Pháp trở thành điểm đến đầu tư phổ biến nhất của các công ty Thụy Sỹ. 

TTX

Xem thêm

Thêm 5,5 tỷ USD vốn FDI được giải ngân

Thêm 5,5 tỷ USD vốn FDI được giải ngân

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/4/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 12,25 tỷ USD, bằng 99,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…