Bell phát triển ý tưởng thiết kế trực thăng chiến đấu tốc độ cao

Nhà sản xuất máy bay trực thăng Bell, thuộc tập đoàn Textron của Mỹ, đang tung ra ý tưởng thiết kế mới Máy bay cất và hạ cánh thẳng đứng tốc độ cao (HSVTOL) tương lai.

Ngày 2/8, Bell công bố những ý tưởng thiết kế các hệ thống máy bay mới cho quân sự, sử dụng công nghệ Bell’s HSVTOL trong quá trình phát triển các máy bay cất cánh thẳng đứng thế hệ tiếp theo.

Theo tuyên bố của công ty, công nghệ HSVTOL là sự kết hợp khả năng treo tại chỗ của máy bay trực thăng với tốc độ, tầm bay và khả năng sống còn của máy bay cường kích chiến trường.

Máy bay Bell HSVTOL không người lái cứu hộ hoặc chiến đấu.
Máy bay Bell HSVTOL không người lái cứu hộ hoặc chiến đấu. 
Máy bay Bell HSVTOL có người lái phiên bản nhỏ.
Máy bay Bell HSVTOL có người lái phiên bản nhỏ.
Máy bay Bell HSVTOL tùy chọn có và không người lái, phục vụ công tác vận tải, hậu cần kỹ thuật và cả tiếp dầu trên không.
Máy bay Bell HSVTOL tùy chọn có và không người lái, phục vụ công tác vận tải, hậu cần kỹ thuật và cả tiếp dầu trên không. 

Jason Hurst, phó chủ tịch phụ trách Lĩnh vực Công nghệ tiên tiến cho biết: “Công nghệ HSVTOL của Bell là một bước phát triển, nâng cao những tính năng của trực thăng. Các khoản đầu tư vào công nghệ của công ty làm giảm thiểu rủi ro và chuẩn bị cho chúng tôi phát triển nhanh chóng HSVTOL trong môi trường kỹ thuật số, tận dụng những kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu khám phá công nghệ và quan hệ đối tác chặt chẽ với  Bộ Quốc phòng và Các Phòng thí nghiệm Nghiên cứu đánh giá công nghệ.”

Ý tưởng thiết kế sáng tạo HSVTOL của Bell có được những tính năng kỹ thuật sau:

Khả năng bay ở độ cao thấp

Tốc độ hành trình tương tự máy bay phản lực trên 400 kts (740 km/h)

Cất hạ cánh không cần đường băng và và có thể bay treo thời gian dài

Khả năng thực hiện nhiều nhóm nhiệm vụ khác nhau, từ tìm kiếu cứu hộ nhân sự bằng công nghệ điều khiển không người lái đến thực hiện các nhiệm vụ chiến thuật

Tổng trọng lượng của máy bay khoảng 4.000 lbs (1.8 tấn), đến hơn 100.000 lbs (45 tấn).

Những tính năng kỹ thuật HSVTOL của Bell có ý nghĩa quan trọng đối với các yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong tương lai, hình thành hệ thống máy bay với đặc trưng ưu việt không phụ thuộc đường băng, khả năng sống còn cao, linh hoạt trong thực hiện các nhiệm vụ khác nhau và hiệu suất chiến đấu nâng cao so với các phương tiện cất cánh thẳng đứng cũ.

Với sự kết hợp những đặc tính ưu việt của máy bay cánh quạt xoay (tiltrotor), các khả năng tiên tiến của hệ thống điều khiển chuyến bay kỹ thuật số, những công nghệ động cơ mới, Bell đang nỗ lực phát triển công nghệ HSVTOL cho các thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo, đáp ứng các các nhiệm vụ quân sự hiện đại.

Bell đã nghiên cứu phát triển công nghệ máy bay cất cánh thẳng đứng tốc độ cao trong hơn 85 năm, đi tiên phong trong các cấu hình cất cánh thẳng đứng sáng tạo VTOL như X-14, X-22, XV-3 và XV-15 cho NASA, Quân đội Mỹ và Không quân Mỹ.

Những bài học kinh nghiệm từ XV-3 và XV-15 là cơ sở căn bản cho sự phát triển của máy bay cánh quạt xoay (Tiltrotor) Bell-Boeing V-22 Osprey, một phương tiện bay hiện đại, làm thay đổi phương thức tác chiến của quân đội Mỹ khi tiến hành các cuộc tấn công đổ bộ, xâm nhập tầm xa, đột kích và tiếp vận với tốc độ và tầm hoạt động gấp đôi các loại trực thăng đa nhiệm hiện đang có trong biên chế.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…