Bitcoin lao dốc xuống ngưỡng 8.000 USD/BTC

Hôm nay 24/5, giá Bitcoin tiếp tục lao dốc và chưa thể dừng lại để giữ ngưỡng 8.000 USD/BTC mà thậm chí còn hứa hẹn sẽ còn dò tìm những đáy sâu hơn.
Bitcoin lao dốc xuống ngưỡng 8.000 USD/BTC

Tính đến đầu giờ sáng nay, Bitcoin đang giao dịch quanh ngưỡng giá 7.870 USD/BTC - giảm khoảng 300 USD so với ngày hôm qua.

Cụ thể, giá bitcoin mở cửa giao dịch ở ngưỡng 7.983 USD mức giá cao nhất trong ngày là 8.405 USD, mức giá thấp nhất là 8.143 USD, vốn hóa thị trường là 140 tỷ USD và số đồng tiền cung ứng là 17.048.425 đồng.

Tổng giá trị thị trường tiền kỹ thuật số trong 48 giờ qua liên tục giảm từ đỉnh cao 392,7 tỷ USD, xuống mức 363 tỷ USD, theo số liệu từ CoinMarketCap. Trong khi đó khối lượng giao dịch 24 giờ của toàn thị trường giảm nhẹ từ 16,8 tỷ USD xuống mức 15,4 tỷ USD.

Theo phân tích kỹ thuật từ Cointelegraph, các đường trung bình giá đang cắt ngang nhau kể từ thời điểm tháng 3 đến nay, cho thấy không có bất kì một xu hướng mới nào được tạo ra.

Giá Bitcoin và giới tiền kỹ thuật số cực kỳ biến động và mang tính đầu cơ. Gần như không thể dự đoán giá sẽ phản ứng thế nào với những sự kiện, tin tức, xu hướng nhất định và những nhân tố khác. Do đó, việc gợi ý về hướng đi của chúng trong tương lai là rất vô chừng.

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…