Chi 1 USD vận động hành lang, doanh nghiệp Mỹ giảm được 1.200 USD thuế

Theo ước tính của Oxfam, Apple đã sử dụng hơn 19 triệu USD để vận động hành lang về vấn đề thuế từ năm 2009 - 2015 và nhờ đó cắt giảm được gần 27 tỷ USD tiền thuế. Apple cũng sẽ được hưởng lợi lên đến
Chi 1 USD vận động hành lang, doanh nghiệp Mỹ giảm được 1.200 USD thuế

Gần đây, Oxfam đã xuất bản các báo cáo nghiên cứu về hành vi tránh thuế, gây thiệt hại nguồn lực công cho các nước của 50 tập đoàn đa quốc gia của Mỹ, 20 ngân hàng lớn nhất của châu Âu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy 20 ngân hàng lớn nhất châu Âu đăng ký 26% tổng lợi nhuận của họ (khoảng 25 tỷ euro) tại các thiên đường thuế.

Còn tại Mỹ, từ năm 2009 đến 2015, với 50 công ty lớn nhất Hoa Kỳ, Oxfam ước tính với mỗi 1 USD mà các công ty này dùng để vận động về vấn đề thuế thì họ giảm mức đóng thuế xuống 1.200 USD.

Các công ty này đã chuyển 1,6 nghìn tỷ USD đến các thiên đường thuế, tăng 200 tỷ USD so với năm ngoái.

Trong thực tế, từ năm 2009 đến năm 2015, nghiên cứu của Oxfam cho thấy, 50 công ty lớn nhất của Hoa Kỳ đã thu lợi được hơn 423 tỷ USD nhờ cắt giảm thuế và đã chi hơn 2,5 t
Tổng thống Donald Trump đã nói: "Tôi biết luật thuế phức tạp của chúng tôi tốt hơn bất cứ ai đã từng điều hành tổng thống và là người duy nhất có thể giải quyết chúng".

Tuy nhiên, bây giờ Tổng thống Trump và các nhà lãnh đạo Quốc hội đang đề xuất các kế hoạch thuế cung cấp nhiều quà tặng hơn cho cùng một lợi ích đặc biệt.

Ngày 26/4, trong quyết định nhằm hiện thực hóa một trong những cam kết tranh cử đáng chú ý nhất, Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố gói đề xuất chính sách thuế mới, theo đó thực hiện những cắt giảm thuế lớn nhất trong lịch sử đánh vào doanh nghiệp và cá nhân.

Theo kế hoạch này, đối tượng đóng thuế tại Mỹ sẽ được cắt giảm xuống còn 3 nhóm 10%, 25% và 35%. Thuế doanh nghiệp sẽ giảm xuống còn 15% từ mức 39,6% như hiện nay. Trong khi thuế thu nhập cá nhân, kể cả tầng lớp người giàu, cũng sẽ giảm khá nhiều so với trước đây.

Bên cạnh đó, một số công ty lớn của Mỹ đang làm ăn ở nước ngoài có thể đưa lợi nhuận về trong nước với mức thuế chỉ còn 10%, thay vì 35% như hiện nay.

Theo Oxfam, nhờ các chính sách mới, 50 công ty lớn nhất của Mỹ, trong đó có Apple, Pfizer, Goldman Sachs, GE, Chevron, Walmart có thể thấy cắt giảm thuế mới hơn 327 tỷ USD.

Apple được đánh giá là một trong những doanh nghiệp lớn của Mỹ được hưởng lợi rất nhiều từ các chính sách của Tổng thống Trump. Và một trong những chính sách quan trọng nhất, đó chính là thuế hồi hương, khi các công ty Mỹ chuyển tiền mặt từ nước ngoài về.

Khi chính sách thuế của ông Trump được thông qua, mức thuế hồi hương sẽ giảm xuống 10% và duy trì trong một khoảng thời gian dài. Bên cạnh đó, các công ty cũng không phải lo về việc bị đánh thuế 2 lần nếu có các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài.

Điều đó đồng nghĩa với việc các công ty giữ nhiều tiền mặt ở nước ngoài như Apple, cuối cùng cũng có thể mang tiền trở về nước Mỹ mà không lo sợ các khoản thuế khổng lồ.

Google cũng là một trong những công ty công nghệ được hưởng lợi lớn từ các chính sách này, do quy mô kinh doanh cũng rất lớn và có nguồn thu nhập lớn từ nước ngoài.

Số tiền mà tập đoàn công nghệ Apple đang nắm giữ ở nước ngoài, theo báo cáo của Oxfam là hơn 200 tỷ USD. Ước tính, Apple đã sử dụng hơn 19 triệu USD để vận động hành lang về vấn đề thuế từ năm 2009 - 2015 và nhờ đó cắt giảm được gần 27 tỷ USD tiền thuế.

Theo báo cáo của Oxfam, Apple hưởng lợi lên đến 43 tỷ USD từ chính sách thuế mới của Trump.

Như vậy số tiền mà Apple có thể được hưởng lợi nhờ cắt giảm thuế lên đến 70 tỷ USD. Theo Oxfam, nó đồng nghĩa với việc tất cả mọi người trên trái đất không có nước sạch ngày nay đều có thể nhận được dịch vụ vệ sinh và nước sạch an toàn nhờ số tiền này.

Theo Hồ Mai/Vietnamfinance.vn

Có thể bạn quan tâm

Các nước đang phát triển dùng thuế quan để đối phó với hàng Trung Quốc

Các nước đang phát triển dùng thuế quan để đối phó với hàng Trung Quốc

Nhiều quốc gia, bao gồm Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ, đã áp thuế lên hàng hoá Trung Quốc để giảm thiểu cạnh tranh và thúc đẩy các công ty nước ngoài đầu tư vào địa phương. Trong khi Bắc Kinh gay gắt phản đối chính sách bảo hộ của Mỹ và EU, thì họ lại tỏ ra mềm mỏng hơn với nước đối tác đang phát triển…

Circle K, 7-Eleven, 39 tỷ USD và niềm kiêu hãnh của "báu vật nước Nhật"

Circle K, 7-Eleven, 39 tỷ USD và niềm kiêu hãnh của "báu vật nước Nhật"

Vị thế của 7-Eleven như một biểu tượng không thể thiếu trong xã hội Nhật Bản đã khiến tham vọng mua lại của Alimentation Couche-Tard trở nên gần như “bất khả thi", dù cho có áp lực về việc các doanh nghiệp địa phương cần cởi mở với các đề xuất đầu tư từ nước ngoài...

Máy ATM Bitcoin tại một trạm xăng ở Washington, D.C. (Mỹ)

ATM Bitcoin trở thành mối đe dọa lớn của tiền điện tử

Các chuyên gia cảnh báo, hệ thống ATM Bitcoin đang trở thành mối đe dọa lớn về tội phạm mạng. Mặc dù đem lại tiện ích tới người dùng nhưng nó lại tạo điều kiện cho những kẻ gian lận khai thác sơ hở trong hệ thống bảo mật…

Thái Lan muốn hợp pháp hoá casino để kích cầu du lịch

Thái Lan muốn hợp pháp hoá casino để kích cầu du lịch

Nhằm mục tiêu cạnh tranh với các trung tâm du lịch khác trong khu vực, Thái Lan hy vọng rằng việc phát triển casino sẽ thu hút thêm du khách quốc tế, đồng thời tạo ra nguồn thu nhập lớn hơn cho ngành công nghiệp du lịch trọng điểm của đất nước…

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

Lạm phát toàn phần của Khu vực đồng Euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm nhưng lạm phát lõi vẫn “cứng đầu” do chi phí dịch vụ tăng. Thành viên Hội đồng Điều hành ECB Isabel Schnabel kêu gọi Ngân hàng Trung ương Châu Âu thận trọng hơn về các dự định cắt giảm lãi suất trong thời gian tới…

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Bên cạnh cuộc chiến về giá cả, các công ty xe điện Trung Quốc hiện đang cạnh tranh gay gắt trong phân khúc công nghệ hỗ trợ lái xe và các tính năng hiện đại khác được hỗ trợ bởi thiết bị chip bán dẫn…