Brazil chuẩn bị gia nhập liên minh các nhà sản xuất dầu OPEC+

Theo chia sẻ của Bộ trưởng Năng lượng Alexandre Silveira, Brazil sẽ tham gia vào liên minh dầu mỏ OPEC+ kể từ năm 2024…

Tổng thống Brazil Lula da Silva
Tổng thống Brazil Lula da Silva

Thông báo này được đưa ra trong cuộc họp trực tuyến thảo luận về chiến lược sản xuất dầu 2024 của OPEC+ ngày 30/11, trong bối cảnh giá cả suy yếu do sự phục hồi nhu cầu mong manh ở Trung Quốc, rủi ro địa chính trị và sự không chắc chắn về nguồn cung từ các thành viên OPEC bị Mỹ trừng phạt là Iran và Venezuela.

Trong một đoạn phim được chia sẻ từ cuộc họp, Bộ trưởng Mỏ và Năng lượng Brazil Alexandre Silveira de Oliveira cho biết Tổng thống Lula da Silva đã chấp thuận tư cách thành viên của đất nước, bắt đầu từ tháng 1/2024.

“Đây là một thời điểm lịch sử đối với Brazil và ngành năng lượng. Chúng tôi rất mong muốn được gia nhập tổ chức. Những chiến lược và thoả thuận của OPEC+ đã bảo vệ hiệu quả sự ổn định của thị trường dầu mỏ toàn cầu. Brazil được hưởng lợi đáng kể từ sự ổn định của thị trường dầu mỏ và năng lượng”, ông Silveira nhấn mạnh.

“Điều quan trọng là đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi phải phân tích nội dung tài liệu vừa nhận được về điều lệ hợp tác. Đó là một phần trong giao thức của chính phủ để hợp pháp hoá điều này,” Bộ trưởng Silveira nói thêm.

Tài liệu hợp tác của OPEC+ giúp củng cố liên minh và phải được tất cả các thành viên nhóm chấp nhận.

Bộ trưởng Silveira không cung cấp thông tin chi tiết về tư cách thành viên của Brazil hoặc liệu nước này có tham gia hạn ngạch hay không. Tuy nhiên, các đại biểu tham gia cuộc họp trước đó đã nói với S&P Global Commodity Insights rằng Brazil - nơi sản xuất chủ yếu là dầu thô ngọt vừa từ các lưu vực ngoài khơi - dự kiến sẽ không tham gia đợt cắt giảm trong quý 1/2024.

Theo dữ liệu của S&P Global, Brazil hiện sản xuất khoảng 3,2 triệu thùng dầu thô/ngày và là nhà cung cấp chính cho Trung Quốc. Vào tháng 10/2023, một phái đoàn cấp cao của OPEC do Tổng thư ký Haitham al-Ghais dẫn đầu đã tới gặp Bộ trưởng Alexandre Silveira ở thủ đô Brasilia. Cùng tham dự còn có ông Jean Paul Prates, Giám đốc điều hành của tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Petrobras do nhà nước kiểm soát.

Việc bổ sung Brazil vào 10 đồng minh hiện có của OPEC+ do Nga dẫn đầu là một bước tiến lớn đối với tổ chức, vốn đang nỗ lực để đạt được sự đồng thuận về việc cắt giảm sản lượng nhằm ngăn chặn giá dầu suy yếu.

Cả liên minh OPEC+ và tập hợp con OPEC của nhóm đều đang tìm kiếm thành viên mới, vì sự gia tăng số lượng các nhà sản xuất liên kết cũng sẽ nâng cao thị phần của liên minh - và mang đến tầm ảnh hưởng cho các chính sách phối hợp của họ đối với tồn kho nguồn cung và giá cả.

Thông báo về tư cách thành viên của Brazil được đưa ra sau khi các thành viên OPEC là Arab Saudi, Iran và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vào mùa hè này được mời tham gia nhóm BRICS gồm các thị trường mới nổi, bao gồm cả Brazil.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…