1/4 số nhà mới ở Australia được bán cho giới nhà giàu Trung Quốc

Theo Daily Mail, các nhà đầu tư Trung Quốc đã mua hết 1/4 số nhà mới trên thị trường bất động sản Australia.
1/4 số nhà mới ở Australia được bán cho giới nhà giàu Trung Quốc

Tim Heavyside, nhà môi giới bất động sản ở Melbourne, nói về những người mua Trung Quốc: "Chúng tôi cho rằng trình độ tiếng Anh của họ không tốt nhưng tài khoản ngân hàng thì vô hạn." Những nhà đầu tư Trung Quốc tìm kiếm lối sống hạnh phúc mang phong cách của người Australia, và những ngôi nhà nằm gần các ngôi trường tốt cho con cái của họ. Tuy nhiên cũng có rất nhiều người khác chỉ muốn sở hữu tài sản. 20% số nhà mà các nhà đầu tư Trung Quốc mua hiện đang để trống.

"Mark Bouris, Giám đốc tổ chức Yellow Brick Road, cho biết: "Năm nay họ suy nghĩ xem có mua căn nhà này không, năm sau lại mua thêm một căn, sau đó lại mua tiếp một căn nữa, họ cứ muốn làm việc đó mãi không thôi."

Các nhà đầu tư Trung Quốc đang lập kỷ lục về doanh số bất động sản sang trọng, với nhiều biệt thự ven biển có thể được bán với giá lên tới 70 triệu đôla Australia trên khắp Australia.

Ông Bouris nói: "Nhu cầu và nguồn cung là khác nhau ở mỗi phân khúc, vì chỉ vì ai đó sẵn sàng trả cho nhà Packer hay Murdoch với giá 25 triệu đôla Australia... Tôi không nghĩ điều đó sẽ ảnh hưởng đến giá của một ngôi nhà ở Punchbowl."

Ông Bouris nói: "Theo như quy định, nhà đầu tư Trung Quốc không thể mua bất động sản. Họ phải là người Australia gốc Á sống ở địa phương mới có thể bỏ tiền ra "tậu" nhà."

Thế nhưng đã chẳng có rào cản nào ngăn nổi một nữ doanh nhân giàu có họ Triệu đến từ Thượng Hải. Cô đã nhận được visa đầu tư đặc biệt, có thể đầu tư vượt 5 triệu đôla Australia tại đất nước này.

Cô hiện đang nhắm một ngôi nhà có thể nhìn ra biển trị giá 6,5 triệu đôla Australia. Triệu nói cô muốn mua một ngôi nhà ở vùng ngoại ô xinh đẹp nằm tại Sydney. Cô không chỉ muốn mua bất động sản ở đây mà còn hy vọng sau này có thể sống ở đây. Cô ấy đã đưa cậu con trai của mình đến học tại một ngôi trường tư nổi tiếng.

Được biết, có rất nhiều những người Trung Quốc như vậy, những người chị em của Triệu cũng đều muốn đến Australia mua nhà vào năm sau.

Monica Tu, nhà môi giới bất động sản, thường xuyên tổ chức các bữa tiệc sang trọng cho những người giàu có trong giới bất động sản ở châu Á. Bà Tu nói điều này hoàn toàn là để giới thiệu lối sống Australia với người Trung Quốc. Và sự thực là nó rất có sức hút với những nhà đầu tư giàu có.

"Trung Quốc đang bị ô nhiễm và nó đã trở nên quá tải với dân số đông. 90% người mua của tôi... yêu hệ thống trường học ở đây," bà nói, cho biết thêm.

"Người Trung Quốc thích mua bất động sản vì vậy nếu họ không mua bất động sản ở Australia, họ sẽ mua ở Canada, ở Anh. Điều này đã ngấm vào máu của họ".

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...