ByteDance lên kế hoạch tự thiết kế chip khi Trung Quốc hướng đến khả năng tự cung cấp chất bán dẫn

Chủ sở hữu của TikTok, ByteDance đang xem xét tự thiết kế chip cho riêng mình, đi theo con đường của một loạt gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc: Cố gắng trở nên tự chủ hơn trong sản xuất.
ByteDance lên kế hoạch tự thiết kế chip khi Trung Quốc hướng đến khả năng tự cung cấp chất bán dẫn

ByteDance, công ty sở hữu ứng dụng TikTok, đang khám phá việc thiết kế chip để sử dụng riêng trong các lĩnh vực chuyên biệt vì công ty hiện không thể tìm thấy nhà cung cấp có thể đáp ứng các yêu cầu của mình.

Người phát ngôn của Bytedance cho biết thêm, các con chip sẽ được tùy chỉnh để giải quyết khối lượng công việc liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh doanh của ByteDance, bao gồm nền tảng video, thông tin và ứng dụng giải trí. ByteDance sẽ không sản xuất chip để bán cho các công ty khác. “Gã khổng lồ” truyền thông mạng xã hội đã có nhiều tuyển dụng trên trang web của mình cho các vai trò liên quan đến thiết kế chất bán dẫn.

Việc đẩy mạnh thiết kế chất bán dẫn của công ty có trụ sở chính tại Bắc Kinh đang nhắm vào hai nội dung chính - sự tập trung của các công ty công nghệ trong việc chế tạo chip cho các mục đích cụ thể, cũng như chính phủ Trung Quốc thúc đẩy việc phát triển lớn hơn trong ngành công nghệ cơ bản này.

Các công ty lớn của Trung Quốc từ Baidu đến Alibaba đều đã phát hành chip tự thiết kế của riêng họ trong vài năm qua, mặc dù không có nền tảng truyền thống về chất bán dẫn. Nhưng những con chip được thiết kế riêng là một cách để các công ty này tạo ra các thành phần cụ thể cho những gì doanh nghiệp của họ yêu cầu thay vì mua một chiếc bán sẵn từ công ty khác.

Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc vẫn giao dịch với các nhà sản xuất chip theo hợp đồng, thường là các công ty nước ngoài, để thực sự sản xuất các bộ phận cho họ. Điều này tương tự như những gì Apple làm cho iPhone của mình.

Trong khi đó, chất bán dẫn - đi vào mọi thứ, từ điện thoại thông minh đến ô tô - được coi là chiến trường chính giữa Mỹ và Trung Quốc trong bối cảnh cuộc chiến công nghệ ngày càng trở nên gay gắt hơn. 

Trong nhiều năm, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào việc thúc đẩy ngành công nghiệp chip nội địa, nhưng đã phải vật lộn để bắt kịp các đối thủ ở Mỹ và các khu vực khác của châu Á. Gần đây, dù Bắc Kinh tăng cường thúc đẩy khả năng tự cung cấp chất bán dẫn nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào công nghệ nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm