Các ngân hàng trung ương trên thế giới nói gì về Bitcoin?

8 năm sau ngày Bitcoin lần đầu tiên xuất hiện, các ngân hàng trung ương trên thế giới ngày càng nhận ra những mặt tích cực và tiêu cực tiềm tàng của các đồng tiền ảo.
Các ngân hàng trung ương trên thế giới nói gì về Bitcoin?

Theo hãng tin Bloomberg, với vai trò người bảo vệ nền kinh tế toàn cầu, các ngân hàng trung ương có hai vấn đề cần giải quyết khi nói về tiền ảo. Thứ nhất là cần phải làm gì trước sự nổi lên mạnh mẽ của các đồng tiền ảo, trong đó đồng Bitcoin đang hướng đến mốc giá 10.000 USD. Và thứ hai là ngân hàng trung ương có nên phát hành đồng tiền ảo của riêng mình.

Dưới đây là quan điểm của một số ngân hàng trung ương trên thế giới về tiền ảo nói chung và Bitcoin nói riêng được Bloomberg điểm qua:

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED): Lo ngại về bảo mật

Mới đây, FED đã bắt đầu một cuộc điều tra về tiền ảo. Ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới cũng không mấy hào hứng với ý tưởng về một đồng tiền ảo do ngân hàng trung ương phát hành.

Cách đây ít lâu, ông Jerome Powell - một Thống đốc FED và đã được Tổng thống Donald Trump đề cử cho cương vị Chủ tịch FED sau khi đương kim Chủ tịch Janet Yellen hết nhiệm kỳ - nói rằng công nghệ tiền ảo vẫn còn có những vấn đề kỹ thuật và việc quản lý rủi ro là rất quan trọng. 

Ông Jerome Powell, ứng cử viên cho cương vị Chủ tịch FED sau khi đương kim Chủ tịch FED Janet Yellen hết nhiệm kỳ vào đầu năm 2018.

Ông Powell cũng nói có những thách thức lớn đối với một đồng tiền ảo do ngân hàng trung ương phát hành, trong đó bao gồm các vấn đề về bảo mật. Theo ông Powell, các đồng tiền ảo do khu vực tư nhân phát hành có thể giải quyết được vấn đề này.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB): Bong bóng hoa tulip có thể lặp lại

ECB đã liên tục cảnh báo về những mối nguy của việc đầu tư vào tiền ảo. Phó chủ tịch ECB Vitor Constancio hồi tháng 9 nói rằng Bitcoin không phải là một đồng tiền, mà là một "bông hoa tulip" - ngầm cảnh báo về một bong bóng Bitcoin tương tự như bong bóng hoa tulip xảy ra ở Hà lan vào thế kỷ 17.

Một quan chức khác của ECB là ông Benoit Coeure thì nhấn mạnh rằng việc giá Bitcoin tăng giảm chóng mặt và mối liên hệ của đồng tiền ảo với hoạt động trốn thuế và tội phạm là những rủi ro lớn. Tháng 11 này, Chủ tịch ECB Mario Draghi nói ảnh hưởng của tiền ảo đối với khu vực sử dụng đồng tiền chung Eurozone chỉ ở mức hạn chế và không đặt ra nguy cơ gì đối với chính sách tiền tệ của ECB.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC): Điều kiện đã chín muồi

Trung Quốc đã nói rõ rằng PBoC có quyền kiểm soát hoàn toàn đối với các đồng tiền ảo. Với một nhóm nghiên cứu được thành lập vào năm 2014 để phát triển tiền ảo, PBoC tin rằng "các điều kiện đã chín muồi" để họ nắm bắt công nghệ này.

Tuy nhiên, thời gian qua, Bắc Kinh đã siết chặt quản lý các nhà phát hành tiền ảo tư nhân và cấm các sàn giao dịch tiền ảo hoạt động. Dù chưa có thời hạn chính thức nào cho việc công nhận tiền ảo, nhà chức trách Trung Quốc nói việc đưa tiền ảo vào sử dụng sẽ nâng cao hiệu quả thanh toán và cho phép kiểm soát chính xác hơn các đồng tiền.

Công nhân làm việc trong một nhà máy "đào" (mine) Bitcoin ở Tứ Xuyên, Trung Quốc - Ảnh: EPA/SCMP.

Ngân hàng Trung ương Pháp: Rất thận trọng

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp Francois Villeroy de Galhau hồi tháng 6 nói rằng giới chức Pháp "khuyến cáo nên rất thận trọng với Bitcoin vì chưa có một định chế công nào đứng đằng sau đồng tiền ảo này để đem lại sự bảo đảm. Trong lịch sử, tất cả mọi đồng tiền tư nhân đề có kết cục xấu. Bitcoin thậm chí còn có một mặt tối nữa là những vụ tấn công dữ liệu".

Ông de Galhau cũng nói "những người sử dụng Bitcoin tự chuốc lấy rủi ro cho mình".

Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI): Không cho phép

Cho rằng các loại tiền ảo có thể là một kênh rửa tiền và cung cấp tài chính cho khủng bố, RBI phản đối loại tài sản này. Tuy nhiên, RBA cũng có một nhóm nghiên cứu nhằm xác định xem tiền ảo được hậu thuẫn bởi ngân hàng trung ương có thể được sử dụng như một phương tiện thanh toán hợp pháp hay không.

Hiện tại, việc sử dụng tiền ảo bị coi là vi phạm quy định về ngoại hối ở Ấn Độ.

Ngân hàng Trung ương Brazil (BCB): Ủng hộ sáng tạo

BCB nhận thấy "không có rủi ro trước mắt nào đối với hệ thống tài chính của Brazil" từ tiền ảo, nhưng vẫn thận trọng với những diễn biến của các loại tiền ảo - một tuyên bố mới đây cho biết. Mặc dù vậy, BCB hứa "ủng hộ sự sáng tạo trong lĩnh vực tài chính, bao gồm những công nghệ mới giúp hệ thống tài chính trở nên an toàn và hiệu quả hơn".

Ngân hàng Trung ương Canada (BoC): Tiền ảo cũng giống như tài sản

Phó thống đốc BoC Carolyn Wilkins, người đứng đầu nhóm nghiên cứu của ngân hàng trung ương này về tiền ảo, nói rằng tiền ảo không phải là dạng thực sự của tiền tệ. "Thực ra đây là một tài sản, hoặc một loại chức khoán. Tiền ảo nên được đối xử như vậy", bà Wilkins nói.

Cũng giống như nhiều quan chức ngân hàng trung ương khác, bà Wilkins xem công nghệ blockchain của tiền ảo Bitcoin có khả năng làm cho hệ thống tài chính vận hành hiệu quả hơn.

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK): Cảnh giác với hoạt động tội phạm dùng tiền ảo

BoK hiện đang tập trung vào bảo vệ người tiêu dùng và ngăn việc sử dụng tiền ảo nhưng một công cụ phạm tội. Phó thống đốc BoK Shin Ho-soon mới đây nói rằng Hàn Quốc cần tăng cường nghiên cứu và giám sát tiền ảo.

Ngân hàng Trung ương Nga (BoR): Tiền ảo là "những trò lừa kim tự tháp"

BoR đã bày tỏ những lo ngại về rủi ro tiềm tàng của các loại tiền ảo. Thống đốc Elvira Nabiullina tuyên bố "chúng tôi không hợp thức hóa những trò lừa kim tự tháp" và "chúng tôi hoàn toàn phản đối đồng tiền tư nhân, cho dù đó là dạng tiền vật lý hay tiền ảo".

Hiện tại, BoR nghiêng về khả năng hoãn ra quyết định về điều tiế các công cụ tài chính, bao gồm tiền ảo, trừ phi Tổng thống Vladimir Putin yêu cầu hành động sớm. BoR sẽ làm việc với cơ quan công tố Nga để chặn các trang web cho phép các nhà đầu tư nhỏ lẻ tiếp cận các các sàn giao dịch Bitcoin, Phó thống đốc Sergey Shevetsov cho hay.

Theo Vneconomy

Có thể bạn quan tâm

Honda và Nissan bắt tay sáp nhập

Honda - Nissan: Sáp nhập hay là "chết"?

Thông tin về việc Honda và Nissan tìm kiếm thỏa thuận sáp nhập cho thấy các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc, thị trường trong nước đang thu hẹp cũng như mối đe dọa về thuế quan...

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…