Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Thương hiệu thời trang cao cấp Hermès mới đây đã công bố doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh, cho thấy nhu cầu đối với các sản phẩm xa xỉ nhất vẫn rất ổn định dù cho thị trường hàng hiệu đang gặp nhiều thách thức.

Hermès ghi nhận doanh thu tăng 17,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 3,96 tỷ Euro trong ba tháng kết thúc vào ngày 31/12, vượt mức dự báo 3,69 tỷ Euro của các nhà phân tích từ LSEG.

Mảng đồ da và yên ngựa của Hermès, chiếm gần một nửa doanh thu công ty, có tốc độ tăng trưởng tích cực nhất, bứt phá thêm 21,5%, cao hơn đáng kể so với mức dự báo 13% của các nhà phân tích.

Tăng trưởng doanh số cũng diễn ra trên tất cả các khu vực, trong đó châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) chứng kiến đà tăng 9%, điều mà công ty lưu ý là cực kỳ đáng kinh ngạc bởi thị trường xa xỉ Trung Quốc nói chung đang suy yếu.

Tổng doanh thu cả năm 2024 tăng 14,7% so với năm 2023, đạt 15,2 tỷ euro, cao vượt mức dự đoán 14,94 tỷ Euro.

Nhờ chiến lược thông minh, Hermès phần lớn tránh được tác động tiêu cực từ tình trạng suy thoái của ngành hàng xa xỉ trong những năm gần đây.

Doanh số toàn cầu của ngành đã giảm khoảng 2% vào năm ngoái, được cho là bởi cuộc khủng hoảng bất động sản đã kìm hãm chi tiêu tại Trung Quốc và người tiêu dùng ở các khu vực khác đều thắt chặt hầu bao vì lạm phát.

Dù vậy, Hermès vẫn duy trì sức hút và tính độc quyền trong khi nhiều đối thủ khác như LVMH và Kering gặp khó khăn do chi phí tăng cao và thiếu tính đổi mới.

“Chúng tôi đang kỷ niệm một năm tuyệt vời, dù phải ứng phó với môi trường nhiều thách thức hơn nhiều”, Chủ tịch điều hành Axel Dumas nói với các phóng viên.

Theo ông Dumas, lòng trung thành của khách hàng là yếu tố giúp công ty duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh kinh tế vĩ mô biến động. "Trong năm 2024, khi tình hình kinh tế và địa chính trị ngày càng phức tạp, thành tích vững vàng của công ty cho thấy sức mạnh của mô hình kinh doanh độc đáo mang đậm chất Hermès và sự linh hoạt của các đội ngũ nhân viên, những người mà tôi muốn gửi tới lời cảm ơn sâu sắc”, Chủ tịch Alex Dumas chia sẻ.

Nhìn về phía trước, thương hiệu thời trang Pháp dự báo doanh thu tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025 nhưng không đưa ra con số cụ thể. Đại diện của công ty biết họ bước vào năm mới với tâm thế đầy tự tin.

Tuy nhiên, trong cuộc họp công bố kết quả kinh doanh, ông Alex Dumas nhận định rằng vẫn còn quá sớm để thấy được sự phục hồi rõ rệt trong toàn ngành.

Xem thêm

Kỳ vọng nào cho ngành xa xỉ trong năm 2025?

Kỳ vọng nào cho ngành xa xỉ trong năm 2025?

2025 được dự đoán sẽ là một năm thách thức nhưng cũng đầy cơ hội cho ngành hàng xa xỉ khi các thương hiệu lớn phải đối mặt với những bất ổn kinh tế toàn cầu...

Madam Pang sở hữu bộ sưu tập hàng hiệu đồ sộ

Người đứng sau đế chế Hermes tại “xứ chùa Vàng”

Madam Pang được người hâm mộ bóng đá biết đến là Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Thái Lan, nhưng có thể nhiều người chưa biết, bà còn là nữ doanh nhân đứng sau “đế chế” thời trang đồ hiệu xa xỉ trên đất Thái…

Có thể bạn quan tâm

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...