Honda sẵn sàng nối lại đàm phán sáp nhập nếu CEO Nissan từ chức

Theo báo cáo mới đây từ tờ Financial Times, nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Honda ngỏ ý nối lại đàm phán sáp nhập với Nissan nếu CEO Makoto Uchida từ chức…

Honda sẵn sàng nối lại đàm phán sáp nhập nếu CEO Nissan từ chức

Honda sẵn sàng nối lại đàm phán sáp nhập với Nissan để tạo nên nhà sản xuất ô tô lớn thứ 4 thế giới nếu giám đốc điều hành Makoto Uchida từ chức, trích dẫn các nguồn tin am hiểu về vấn đề.

Thông tin trên xuất hiện chỉ vài ngày sau khi hai hãng xe Nhật Bản hủy bỏ kế hoạch sáp nhập mang tính lịch sử. Lý do được cho là bởi Honda yêu cầu Nissan trở thành công ty con hoàn toàn thuộc sở hữu của mình, thay vì thành lập một công ty chung với vị thế ngang bằng.

Trên thực tế, ông Makoto Uchida, 58 tuổi, từng là người ủng hộ nhiệt tình thỏa thuận hợp tác với Honda. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa ông và người đồng cấp - CEO Honda Toshihiro Mibe đã sứt mẻ khi Honda tỏ ra không hài lòng với tiến độ tái cơ cấu chậm chạp của Nissan cũng như tình hình tài chính khó khăn của hãng xe này. Một nguồn tin tiết lộ, Honda sẵn sàng trở lại bàn thương lượng nếu Nissan có lãnh đạo mới có thể xử lý tốt những “xì xầm” nội bộ.

CEO Makoto Uchida, người được bổ nhiệm vào vị trí CEO Nissan vào năm 2019, bày tỏ mong muốn ở lại cho đến ít nhất là năm 2026 hoặc đến khi hoạt động của Nissan phục hồi.

Tuy nhiên, ông hiện phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ cũng như áp lực từ hội đồng quản trị, các cổ đông và đối tác Renault vì bị cho là đã xử lý kém thương vụ với Honda. Theo Financial Times, hội đồng quản trị Nissan đã bắt đầu thảo luận không chính thức về khả năng thay thế ông Uchida.

Việc sáp nhập với Honda có thể đóng vai trò "phao cứu sinh" cho Nissan trong bối cảnh hãng xe này đang gặp khó khăn do doanh số sụt giảm nhiều năm liên tiếp bởi sự cạnh tranh từ xe điện, nhu cầu toàn cầu suy yếu và gián đoạn sản xuất tại Nhật Bản. Hiện tại, Nissan đã tiêu tốn 506 tỷ yên (6,6 tỷ USD) trong chín tháng đầu năm tài chính, dù vẫn nắm giữ 1,2 nghìn tỷ yên (15,65 tỷ USD) tiền mặt ròng. Nguồn tin của Financial Times cũng cho biết hãng cần đảm bảo có đủ nguồn tiền, không chỉ để trang trải chi phí tái cơ cấu mà còn tránh rơi vào vòng xoáy nợ xấu do lãi suất vay tăng cao nếu bị hạ xếp hạng tín dụng.

Mizuho Financial Group, ngân hàng chính của Nissan, đang tích cực tìm kiếm giải pháp tài chính từ các quỹ đầu tư tư nhân để hỗ trợ thanh khoản cho hãng. Các cố vấn đang tìm cách tập hợp các liên minh để chia sẻ chi phí và rủi ro khi mua lại một công ty cần tái cơ cấu sâu rộng.

Trong khi đó, một số báo cáo khác cho thấy tập đoàn công nghệ Đài Loan Hon Hai Precision (Foxconn) đang xem xét mua cổ phần của Nissan sau khi thương vụ với Honda thất bại.

Nhiều nhà đầu tư tiềm năng khác như KKR & Co. hay một số hãng ô tô Mỹ cũng đang cân nhắc cơ hội. Renault, cổ đông sở hữu 36% Nissan, đang xem xét phương án bán cổ phần với giá cao.

"Bất kỳ người mua nào cũng có hai lựa chọn: nhảy vào ngay hoặc chờ cho đến khi Nissan gặp khó khăn hơn để giá giảm xuống. Các nhà đầu tư không cần vội vàng, bởi chính Nissan mới là bên sốt ruột”, ông James Hong, nhà phân tích của Macquarie, nhận định.

Xem thêm

Honda và Nissan bắt tay sáp nhập

Honda - Nissan: Sáp nhập hay là "chết"?

Thông tin về việc Honda và Nissan tìm kiếm thỏa thuận sáp nhập cho thấy các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc, thị trường trong nước đang thu hẹp cũng như mối đe dọa về thuế quan...

Có thể bạn quan tâm

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...

Lửa chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã lan đến Phố Tàu New York

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Lửa lan tới "Phố Tàu" New York

Tuần trước, một gói bánh gạo tại cửa hàng tạp hóa Sun Vin trên phố Mulberry ở khu phố Tàu của New York có giá 4,99 USD. Nhưng sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đắt đỏ hơn nhiều. Hiện tại, loại bánh quy này có mức giá mới: 6,99 USD...