Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Mặc dù là quốc gia xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới và là nhà cung cấp đường lỏng chính cho Trung Quốc, nhưng Thái Lan gần đây đã phải đối mặt với một trở ngại lớn liên quan đến các cáo buộc về vấn đề vệ sinh.

Sau quyết định tạm ngừng nhập khẩu đường lỏng, phía cơ quan quản lý Trung Quốc đã yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt hàng chục nhà máy sản xuất đường của Thái Lan trước khi cân nhắc việc mở lại đàm phán.

Động thái này đã có ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu, đẩy lượng tồn kho gia tăng và thậm chí còn tác động đến cả thị trường toàn cầu, khiến giá đường trắng giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm vào tháng 1/2025. Bởi lẽ, việc đình chỉ nhập khẩu dự kiến sẽ làm thay đổi cán cân nguồn cung, tác động đến cả nhà sản xuất và nước tiêu thụ đường lớn nhất thế giới.

Các lãnh đạo ngành đường Thái Lan đang thúc giục chính phủ tăng tốc thảo luận với Trung Quốc, nhấn mạnh rằng nhiều cơ sở sản xuất đã bắt đầu tuân thủ các yêu cầu ngay từ cuối tháng 1 vừa qua. “Ban đầu, chúng tôi ước tính mức thiệt hại vào khoảng 300-400 triệu baht, nhưng hiện tại con số có thể lên tới 1 tỷ baht. Rất nhiều lô hàng đang mắc kẹt ở cảng Trung Quốc và doanh nghiệp đều phải trả tiền phạt mỗi ngày”, ông Todsaporn Ruangpattananont, Chủ tịch Hiệp hội Sản phẩm Đường Thái Lan chia sẻ với Reuters.

Bản thân ông Ruangpattananont cho rằng một trong những lý do đằng sau lệnh cấm là Trung Quốc đang muốn bảo vệ các nhà sản xuất đường trong nước trước sự gia tăng nhập khẩu từ Thái Lan.

Năm 2024, Thái Lan là nhà cung cấp đường lỏng chính cho Trung Quốc với hơn 1,2 triệu tấn được xuất khẩu, theo công ty dịch vụ chuỗi cung ứng Czarnikow.

“Việc đưa ra cáo buộc về chất lượng đường của chúng tôi là vô lý. Trước đây chưa từng có bằng chứng nào về vấn đề chất lượng sản phẩm từ Thái Lan”, Chủ tịch Todsaporn Ruangpattananont nhấn mạnh.

Chính phủ Thái Lan đã gửi danh sách các nhà máy có giấy phép của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Thái Lan (FDA), cùng các quy định an toàn thực phẩm hiện hành, cho Trung Quốc từ ngày 14/1.

Rangsit Hiangrat, Giám đốc Tập đoàn các nhà máy đường Thái Lan, đại diện cho 46 nhà máy trên toàn quốc, cũng lên tiếng kêu gọi chính phủ đẩy nhanh tiến trình đàm phán. “Các nhà máy đường Thái Lan đều đạt tiêu chuẩn quốc tế và xuất khẩu ra toàn thế giới”, ông Hiangrat nhấn mạnh rằng nhiều nhà máy sẵn sàng cho quá trình kiểm tra.

Nếu lệnh cấm không được dỡ bỏ, xuất khẩu đường của Thái Lan có thể giảm 1 triệu tấn trong năm 2025.

Xem thêm

Thái Lan muốn hợp pháp hoá casino để kích cầu du lịch

Thái Lan muốn hợp pháp hoá casino để kích cầu du lịch

Nhằm mục tiêu cạnh tranh với các trung tâm du lịch khác trong khu vực, Thái Lan hy vọng rằng việc phát triển casino sẽ thu hút thêm du khách quốc tế, đồng thời tạo ra nguồn thu nhập lớn hơn cho ngành công nghiệp du lịch trọng điểm của đất nước…

Có thể bạn quan tâm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…