Nhân tố mới khiến các “ông lớn” mỹ phẩm phải dè chừng

Puig - doanh nghiệp mỹ phẩm có trụ sở tại Tây Ban Nha - đã có những bứt phá ấn tượng trong năm 2024...

Nhân tố mới khiến các “ông lớn” mỹ phẩm phải dè chừng

Puig – tập đoàn mỹ phẩm đứng sau loạt thương hiệu nước hoa đình đám như Carolina Herrera, Jean Paul Gaultier và Rabanne – đã khép lại năm 2024 với kết quả vô cùng ấn tượng. Công ty báo cáo doanh thu quý 4/2024 tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 1,36 tỷ Euro, vượt kỳ vọng của các nhà phân tích.

Mức tăng trưởng này chủ yếu nhờ vào thành công của mảng nước hoa – danh mục chiếm tới 73% tổng doanh thu của Puig. Doanh số nước hoa của tập đoàn tăng vọt 21% trong mùa lễ hội, với sản phẩm “Good Girl” của Carolina Herrera lần đầu tiên trở thành dòng nước hoa bán chạy nhất tại Mỹ.

Kết quả tích cực nêu trên đã phần nào bù đắp cho đà sụt giảm nhẹ trong doanh số mảng trang điểm, khi "đứa con cưng" của tập đoàn - thương hiệu make-up Charlotte Tilbury - đã gặp phải một vài rắc rối. Cụ thể, đợt thu hồi sản phẩm do lỗi chất lượng ở lô hàng Airbrush Flawless Setting Spray đã khiến doanh thu mất tới 7,2%. Tuy nhiên, Puig đã bắt đầu đưa dòng sản phẩm này trở lại các nhà bán lẻ vào đầu năm 2025.

Nhìn chung, tổng doanh thu cả năm 2024 của Puig tăng 11%, đạt 4,79 tỷ Euro và vượt mức dự báo trước đó.

Các nhà phân tích khẳng định, Puig có được lợi thế nhờ tập trung vào các thị trường châu Âu, Trung Đông và châu Mỹ, giúp doanh nghiệp tránh được những khó khăn mà nhiều đối thủ trong ngành mỹ phẩm đang gặp phải tại Trung Quốc.

Trong khi Puig có kết quả khả quan, thì Estée Lauder – một trong những tập đoàn mỹ phẩm hàng đầu thế giới – lại đối mặt với vô số thách thức lớn. Trước thực trạng doanh số giảm sút tại quốc gia tỷ dân, Estée Lauder được cho là đang xem xét lại danh mục kinh doanh và có thể sẽ rút khỏi các mảng có hoạt động kém hiệu quả. Quá trình tái cấu trúc này càng trở nên khó khăn hơn khi cổ phiếu của tập đoàn đã mất 50% giá trị trong năm 2024, khiến giới phân tích đặt câu hỏi liệu tân CEO Stéphane de la Faverie có thể nào xoay chuyển được tình thế hay không.

Cũng trong nỗ lực cắt giảm chi phí, Estée Lauder tuyên bố sẽ nhân đôi quy mô sa thải nhân sự lên hơn 7.000 vị trí trên toàn cầu. Quyết định này được đưa ra sau khi công ty hạ dự báo doanh số và lợi nhuận cho năm 2024, đồng thời cắt giảm mạnh mức cổ tức chi trả cho cổ đông.

Giống như Estée Lauder, tập đoàn L’Oréal cũng vướng phải nhiều khó khăn nhưng đã nhanh chóng điều chỉnh chiến lược để đảm bảo ổn định tài chính.

Gần đây, L’Oréal đã bán 3 tỷ Euro cổ phần trong tập đoàn dược phẩm Sanofi để tối ưu hóa bảng cân đối kế toán. Đây là một phần trong xu hướng chung của ngành mỹ phẩm, khi các tập đoàn tập trung vào thanh khoản và điều chỉnh chiến lược nhằm thích nghi với điều kiện thị trường đầy bất ổn. Tương tự, các tập đoàn xa xỉ như Kering cũng đang tìm cách gia tăng sự linh hoạt tài chính, điển hình như quyết định bán cổ phần tại The Mall Luxury Outlets.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...