Goldman Sachs: Thuế năng lượng của Mỹ có thể gây thiệt hại 10-20 tỷ USD/năm

Goldman Sachs cảnh báo kế hoạch áp thuế lên dầu nhập khẩu vào Mỹ có thể gây tổn thất lớn cho các nhà sản xuất quốc tế và làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu…

Goldman Sachs: Thuế năng lượng của Mỹ có thể gây thiệt hại 10-20 tỷ USD/năm

Tổng thống Mỹ Donald Trump có kế hoạch áp thuế 25% đối với dầu thô Mexico và 10% đối với dầu thô Canada bắt đầu từ tháng 3 tới.

Canada, nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Mỹ, xuất khẩu khoảng 4 triệu thùng/ngày sang Mỹ, trong đó 70% được chế biến bởi các nhà máy lọc dầu ở vùng Trung Tây.

Marathon Petroleum, nhà máy lọc dầu lớn nhất Mỹ theo sản lượng, cho biết các cơ sở của họ có thể chuyển sang xử lý các loại dầu thô khác. "Chúng tôi có thể chuyển hướng sang các loại dầu khác nhờ vào khả năng hậu cần của mình”, ông Rick Hessling, Giám đốc thương mại của Marathon Petroleum nói trong cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh quý 4 của công ty.

Ông Hessling cũng lưu ý thêm rằng dầu thô từ khu vực đá phiến Bakken ở Bắc Dakota và dãy núi Rocky có thể là những lựa chọn thay thế phù hợp.

Sử dụng nhiều dầu thô trong nước hơn, vốn chủ yếu là dầu đá phiến nhẹ và ngọt, có thể là một thắng lợi cho Tổng thống Mỹ Donald Trump, người liên tục cam kết thúc đẩy sản xuất năng lượng của Mỹ và ủng hộ ngành nhiên liệu hóa thạch.

Tuy nhiên, thuế quan lại gây lo ngại cho các nhà máy lọc dầu, những đơn vị đã chứng kiến lợi nhuận sụt giảm mạnh từ mức cao kỷ lục năm 2022 do nhu cầu yếu hơn, và nay có nguy cơ chịu thêm tác động từ chi phí nguyên liệu đầu vào cao hơn.

Bản thân Marathon Petroleum, với 13 nhà máy lọc dầu trải dài khắp nước Mỹ, có nhiều cơ sở xử lý một lượng lớn dầu thô nặng từ Canada, đạt công suất lên tới 253.000 thùng/ngày. Công ty cảnh báo chi phí có thể tăng nếu kế hoạch thuế quan được thực thi, nhưng gánh nặng chủ yếu sẽ do các nhà sản xuất Canada gánh chịu, và sau đó là người tiêu dùng Mỹ.

Ở một báo cáo mới đây, Goldman Sachs ước tính rằng mức thuế 10% sẽ khiến các nhà sản xuất nước ngoài mất tới 10 tỷ USD/năm trong khi đó người tiêu dùng Mỹ sẽ phải gánh khoản chi phí lên tới 22 tỷ USD/năm. Trong khi đó, các nhà máy lọc dầu và thương nhân có thể hưởng lợi 12 tỷ USD nhờ liên kết dầu thô nhẹ Mỹ đang bị giảm giá với dầu thô nặng nước ngoài để xuất sang các thị trường ven biển có giá cao hơn, theo Goldman Sachs.

"Chúng tôi đang làm việc với chính quyền, cơ quan liên quan cũng như hiệp hội thương mại để đảm bảo rằng những người có thẩm quyền hiểu rõ tác động của các quyết định này”, CEO Marathon Maryann Mannen cho biết.

HF Sinclair, một công ty lọc dầu có trụ sở tại Texas với 7 nhà máy lọc dầu phức hợp, dự định chuyển sang chế biến nhiều dầu ngọt, nhẹ hơn. Điều tương tự cũng có thể được áp dụng đối với Delek, một nhà máy lọc dầu độc lập với bốn cơ sở nội địa. Xu hướng này có khả năng đẩy giá dầu thô West Texas Intermediate (WTI) của Mỹ và dầu Brent tăng cao. Cả hai loại dầu này đều thuộc nhóm dầu ngọt nhẹ.

Tuy nhiên, để chuyển đổi sang xử lý dầu ngọt, nhẹ một cách kinh tế, các nhà máy lọc dầu cần đầu tư vào thiết bị mới.

Dầu nhẹ thường tạo ra nhiều nguyên liệu hóa dầu như naphtha hơn, nhưng lại sản xuất ít dầu diesel và nhiên liệu máy bay - hai sản phẩm có lợi nhuận cao. Điều này có thể buộc một số nhà máy phải giảm sản lượng chung.

Valero Energy, nhà máy lọc dầu lớn thứ hai của Mỹ, dự kiến sẽ cắt giảm sản lượng nếu nguồn cung dầu thô nặng bị hạn chế.

Nếu gặp gián đoạn, nguồn dầu thô nặng từ Canada và Mexico có thể dần chuyển hướng sang Châu Âu hoặc Châu Á. Tuy nhiên, với việc nhập khẩu dầu thô từ Canada vào Mỹ đạt mức cao kỷ lục trong tháng 1, các nhà phân tích của Goldman nhấn mạnh rằng nhiều nhà sản xuất Canada vẫn sẽ chấp nhận phần lớn gánh nặng thuế quan và sẵn sàng giảm giá để duy trì tính cạnh tranh tại thị trường Mỹ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…

Kỳ vọng nào cho ngành xa xỉ trong năm 2025?

Kỳ vọng nào cho ngành xa xỉ trong năm 2025?

2025 được dự đoán sẽ là một năm thách thức nhưng cũng đầy cơ hội cho ngành hàng xa xỉ khi các thương hiệu lớn phải đối mặt với những bất ổn kinh tế toàn cầu...

Labubu và bài toán chiến lược của Pop Mart

Labubu và bài toán chiến lược của Pop Mart

Nhân vật Labubu của Pop Mart từng được ca ngợi là một cơn sốt toàn cầu, nhưng các tín hiệu giảm nhiệt gần đây đang đặt ra câu hỏi về khả năng của công ty trong việc duy trì tăng trưởng về dài hạn...