Các nhà sản xuất chip Hoa Kỳ "lobby" để giảm bớt lệnh cấm Huawei

Các nhà cung cấp chip cho Huawei bao gồm Qualcomm và Intel đang âm thầm thúc ép chính phủ Hoa Kỳ nới lỏng lệnh cấm buôn bán cho “gã khổng lồ công nghệ” đến từ Trung Quốc.
Các nhà sản xuất chip Hoa Kỳ "lobby" để giảm bớt lệnh cấm Huawei

Các nhà điều hành của các hãng sản xuất chip hàng đầu Hoa Kỳ như Intel và Xilinx Inc đã có một cuộc họp vào cuối tháng 5 với Bộ thương mại Mỹ để thảo luận về phản ứng đối với vị trí của Huawei trong danh sách đen, một nguồn tin cho hay.

Các lệnh cấm đối với các nhà cung cấp Hoa Kỳ bán sản phẩm cho Huawei, do nghi ngờ từ phía chính phủ đối với vấn đề an ninh quốc gia. Tuy nhiên, theo các nhà sản xuất chip điện tử, những sản phẩm điện thoại và máy chủ của Huawei sử dụng những linh kiện có sẵn và khó có thể gây ra mối lo ngại về bảo mật tương tự như thiết bị mạng 5G của công ty này.

"Đây không phải là vấn đề về việc giúp đỡ Huawei, mà là để ngăn chặn những ảnh hưởng có hại đối với các công ty Hoa Kỳ”, một nhà điều hành nhận xét.

Trong số 70 tỷ USD mà Huawei bỏ ra để mua các linh kiện vào năm 2018, khoảng 11 tỷ USD là cho các công ty của Hoa Kỳ bao gồm có Qualcomm, Intel và Micron Technology Inc.

Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn (SIA) thừa nhận họ đã cố gắng sắp xếp các cuộc tham vấn với chính phủ Hoa Kỳ để giúp thay mặt các công ty trình bày ngắn gọn về những tác động của lệnh cấm đối với doanh nghiệp. “ Tôi cho rằng lệnh cấm không nên áp lên những công nghệ không liên quan đến an ninh quốc gia, và chúng tôi đã truyền đạt quan điểm này đến chính phủ,” ông Keith Goodrich, phó chủ tịch chính sách toàn cầu của SIA cho biết.

Trong một cuộc phỏng vấn tại Mexico, ông Andrew Williamson – phó chủ tịch phụ trách PR của Huawei nhấn mạnh công ty “không yêu cầu ai vận động hành lang thay mặt mình”.

“Họ làm việc đó (lobby) xuất phát từ mong muốn của chính họ, Huawei là một trong những khách hàng lớn,” ông nói thêm rằng việc các nhà sản xuất phải “cắt đứt” với Huawei có thể sẽ đem lại “hậu quả thảm khốc” cho doanh thu của công ty. Các quan sát viên Trung Quốc cho rằng các nhà cung cấp của Hoa Kỳ về cơ bản đang ở thế tiến thoái lưỡng nan: Vừa không muốn bị coi là đang trợ giúp cho “đối tượng bị cáo buộc” nhưng cũng sợ mất một khách hàng "sộp" vào tay người khác.

Bản thân Huawei không có nhiều ý định vận động hành lang ở Washington về vấn đề này, nhưng đã xem xét việc gửi thư đến Bộ thương mại. “Đơn giản là chúng tôi không có các kênh liên lạc khác” chủ tịch Huawei, ông Liang Hua chia sẻ với các phóng viên vào đầu tháng này. Một tháng sau khi bị đưa vào danh sách đen, Huawei đã không có nhiều phản ứng với chính phủ Hoa Kỳ về vấn đề này. Đồng thời, họ cũng cắt giảm các nỗ lực vận động hành lang ngay cả trước lệnh cấm. Năm ngoaí, Huawei đã sa thải 5 nhân viên văn phòng tại Washington, bao gồm phó chủ tịch đối ngoại và cắt giảm chi phí cho việc vận động hành lang, Reuters đưa tin.

Bộ thương mại Hoa Kỳ đã đưa ra một nhượng bộ sau khi lệnh cấm được đưa ra, thông báo vào ngày 20/5 sẽ cung cấp giấy phép chung tạm thời cho phép Huawei mua hàng hoá của Hoa Kỳ nhằm giúp duy trì được độ ổn định của mạng và thiết bị cho các khách hàng hiện tại.

Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…