Căng thẳng ngân hàng đặt Mỹ và châu Âu vào nỗi lo khủng hoảng tín dụng

Những diễn biến căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng gần đây làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng tín dụng và khả năng thắt chặt hoạt động cho vay…
khủng hoảng tín dụng

Các nhà chức trách trên khắp thế giới đang trong tình trạng cảnh giác cao độ về hậu quả từ cuộc hỗn loạn gần đây tại các ngân hàng sau sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley (SVB) và Signature tại Mỹ cũng như cuộc giải cứu Credit Suisse. 

"Điều chúng tôi chưa thể xác nhận ở đây là liệu sự căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng có dẫn đến khủng hoảng tín dụng trên diện rộng hay không. Đây là điều chúng tôi đang theo dõi rất, rất chặt chẽ”, chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari phát biểu trên CBS.

Ông Neel Kashkari cũng cho biết vẫn còn quá sớm để đánh giá tất cả các hệ quả mà các sự cố ngân hàng gần đây gây ra cho nền kinh tế và do đó còn quá sớm để biết nó có thể ảnh hưởng như thế nào đến quyết định lãi suất tiếp theo của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC).

Trong nỗ lực mới nhất nhằm xoa dịu các nhà đầu tư, Bộ Tài chính Mỹ cho biết Hội đồng Giám sát Ổn định Tài chính đã đồng tình rằng hệ thống ngân hàng Mỹ hiện lành mạnh và linh hoạt. 

Fed đã triển khai một chương trình cho vay khẩn cấp nhằm giúp những tổ chức cho vay khác trong khu vực. Dữ liệu gần đây cho thấy dòng tiền gửi đã chảy khỏi ngân hàng nhỏ sang các ngân hàng lớn hơn trong những ngày sau khi SVB sụp đổ, mặc dù chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết tuần trước rằng ông nghĩ tình hình đã ổn định. 

Trong khi đó ở châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tin rằng những bất ổn trong lĩnh vực ngân hàng gần đây có thể dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng và lạm phát thấp hơn, phó chủ tịch Luis de Guindos cho biết.

“Tôi cho rằng hai điểm này sẽ dẫn đến việc thắt chặt thêm các tiêu chuẩn tín dụng trong khu vực đồng euro”, ông Luis de Guindos nói trên tờ Business Post. 

Tuần qua đã kết thúc với nhiều tín hiệu căng thẳng trên thị trường tài chính. Đồng euro giảm so với đồng USD, lợi suất trái phiếu chính phủ khu vực đồng euro giảm và chi phí bảo hiểm đối với các vụ vỡ nợ ngân hàng tăng bất chấp lời đảm bảo từ các nhà hoạch định chính sách.

Sau khi chính phủ Thụy Sĩ thúc đẩy việc UBS mua lại Credit Suisse trong thương vụ trị giá 3,25 tỷ USD tỷ USD, ngân hàng Deutsche Bank của Đức là cái tên tiếp theo của các nhà đầu tư. Cổ phiếu của ngân hàng lớn nhất nước Đức đã giảm 8,5% vào hôm 24/3 khi chi phí bảo hiểm trái phiếu của ngân hàng này trước rủi ro vỡ nợ tăng mạnh. Cùng thời điểm đó, chỉ số cổ phiếu của các ngân hàng hàng đầu châu Âu đều giảm.

Căng thẳng gia tăng đột ngột đối với các ngân hàng tại Mỹ và châu Âu đã đặt ra câu hỏi liệu các ngân hàng trung ương có tiếp tục theo đuổi việc tăng lãi suất mạnh mẽ để cố gắng giảm lạm phát hay không và khi nào họ sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất. 

Erik Nielsen, trưởng nhóm cố vấn kinh tế tại UniCredit ở London, cho biết các ngân hàng trung ương không nên tách chính sách tiền tệ khỏi sự ổn định tài chính vào thời điểm có nhiều lo ngại rằng tai ương ngân hàng có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính lan rộng.

"Các ngân hàng trung ương lớn, bao gồm Fed và ECB, nên đưa ra một tuyên bố chung rằng sẽ không có đợt tăng lãi suất nào mới, ít nhất là cho đến khi thị trường tài chính ổn định trở lại", ông Erik Nielsen, trưởng nhóm cố vấn kinh tế tại UniCredit Anh cho biết. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Qualcomm muốn mua lại Intel

Qualcomm muốn mua lại Intel

Theo thông tin được tiết lộ bởi tờ Wall Street Journal, Qualcomm đã tiếp cận Intel với một đề nghị sáp nhập...

Thị trường "nín thở" chờ đợi quyết định lãi suất mới của Fed và các ngân hàng trung ương lớn

Thị trường "nín thở" chờ đợi quyết định lãi suất mới của Fed và các ngân hàng trung ương lớn

Trong tuần này, nhiều ngân hàng trung ương trên toàn thế giới bao gồm Mỹ, Brazil, Anh, Nam Phi và Nhật Bản, sẽ đưa ra các quyết định về chính sách tiền tệ. Dự kiến, Fed có thể cắt giảm lãi suất từ 0,25 đến 0,50 điểm phần trăm trong khi BoE, BoJ nhiều khả năng giữ nguyên mức hiện tại…

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ