Cạnh tranh với châu Âu và Mỹ, Trung Quốc bàn giao máy bay nội địa đầu tiên

Chính phủ Trung Quốc hy vọng máy bay phản lực thương mại C919 sẽ cạnh tranh với các mẫu máy bay nước ngoài như Boeing 737 MAX và Airbus A320, mặc dù hầu hết các bộ phận của nó đều có nguồn gốc từ nước ngoài.
Cạnh tranh với châu Âu và Mỹ, Trung Quốc bàn giao máy bay nội địa đầu tiên

Chiếc máy bay C919 với số đăng ký B-919A được chuyển đến hãng hàng không China Eastern tại Sân bay Quốc tế Phố Đông ở Thượng Hải vào 9/12 vừa rồi và sau đó thực hiện một chuyến bay ngắn đến Sân bay Hồng Kiều ở cùng thành phố.

C919 dự kiến bắt đầu hoạt động thương mại vào đầu năm 2023, với lộ trình chuyến bay đầu tiên đi từ Thượng Hải đến Bắc Kinh.

Chiếc máy bay này đã được chế tạo trong khoảng thời gian dài bởi Tập đoàn Hàng không Thương mại Trung Quốc (COMAC). Nó đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2017. COMAC ký hợp đồng thương mại đầu tiên với CEA vào tháng 4 năm nay và được Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) cấp giấy chứng nhận cho loại máy bay này vào ngày 29 tháng 9 năm 2022. COMAC bắt đầu đưa C919 vào sản xuất hàng loạt vào tháng 11.

Trước đó, COMAC đã có 815 đơn đặt hàng cho loại máy bay thân hẹp, chủ yếu từ các bên cho thuê Trung Quốc. Trong tháng 11, họ có thêm 300 đơn đặt hàng mới từ những người mua ẩn danh.

máy bay C919
Nguồn: Ken Chen/Wikimedia Commons 

Chiếc C919 đầu tiên được giao có 164 ghế, trong đó có 8 ghế hạng thương gia. Theo COMAC, C919 được thiết kế để chở 158 đến 192 hành khách và có phạm vi hoạt động từ 4.075 đến 5.555 km.

Hãng hàng không China Eastern đã đặt mua 5 chiếc máy bay C919. Họ hy vọng sẽ nhận được bốn chiếc còn lại trong hai năm tới. China Eastern cũng tiết lộ chiếc máy bay này có giá 99 triệu USD, tương đương với các máy bay chở khách tương tự do Airbus và Boeing sản xuất.

Việc giao C919 là một dấu mốc lịch sử trong ngành hàng không Trung Quốc và quốc tế. Tuy nhiên, chiếc máy bay này sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn để thách thức sự độc quyền trong sản xuất của Airbus và Boeing. Vừa rồi, chính phủ Trung Quốc đã đặt hàng 292 máy bay chở khách từ Airbus cho ba hãng hàng không quốc doanh. Đây là đơn đặt hàng lớn nhất của Airbus tính đến thời điểm hiện tại. Cùng với đó, Boeing vẫn đang được sử dụng rộng rãi ở đất nước này.

Theo các nhà phân tích của công ty dịch vụ tài chính và ngân hàng đầu tư độc lập đa quốc gia của Mỹ (Jefferies), COMAC dự kiến sẽ sản xuất khoảng 25 chiếc C919 mỗi năm đến 2030, thấp hơn so với tỷ lệ sản xuất máy bay thân hẹp hàng tháng hiện tại của các đối thủ.

Đồng thời, hiện tại, COMAC phụ thuộc khá nhiều vào các bộ phận quốc tế để sản xuất C919, bao gồm cả động cơ và hệ thống điều khiển của máy bay. Một động cơ thay thế có tên là CJ-1000A đang được phát triển với kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ có thể sản xuất nhiều hơn, hoặc thậm chí là toàn bộ các bộ phận của máy bay trong nước.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…