CEO Youtube Susan Wojcicki từ chức

CEO Youtube Susan Wojcicki sẽ từ bỏ vai trò lãnh đạo của của mình tại công ty công nghệ hàng đầu thế giới.
CEO Youtube Susan Wojcicki từ chức

CEO YouTube Susan Wojcicki, một trong những nhân sự đầu tiên của Google, sẽ rời khỏi vị trí của mình tại công ty để tập trung dành thời gian cho gia đình, sức khoẻ và các dự án cá nhân.

Tuy nhiên, bà Wojcicki đã đồng ý với CEO Google Sundar Pichai về việc hỗ trợ quá trình chuyển đổi lãnh đạo và về lâu dài sẽ đảm nhận vai trò cố vấn cấp cao ở Alphabet. 

Bên cạnh việc trở thành cái tên được kính trọng trong ngành công nghệ, bà Wojcicki cũng sẽ được nhớ đến với tư cách là chủ nhà đầu tiên của Google. Ngay sau khi những người đồng sáng lập Google là Larry Page và Sergey Brin hợp nhất công cụ tìm kiếm thành một doanh nghiệp vào năm 1998, bà Wojcicki đã cho họ thuê nhà làm trụ sở ở Menlo Park, California với giá 1.700 USD một tháng. 5 tháng sau, Google chuyển sang một văn phòng rộng rãi hơn và nhà sáng lập Larry Page ngỏ ý thuyết phục bà chủ nhà tới làm việc cho công ty mình vào năm 1999. 

CEO Youtube
Hai nhà sáng lập Larry Page (áo xanh) và Sergey Brin tại văn phòng đầu tiên của Google tại gara nhà bà Susan Wojcicki vào năm 1998. 

Trong suốt nhiệm kỳ 25 năm của mình, bà Susan Wojcicki đã theo sát quá trình phát triển và mở rộng của công ty, góp sức đưa Youtube trở thành nền tảng video lớn nhất thế giới. YouTube hiện có hơn 2,5 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng và hơn 500 giờ nội dung được tải lên mỗi phút. 

Mặc dù vậy, sự tăng trưởng nhanh chóng cũng đã trở thành một thách thức đối với công ty. Google và YouTube đã phải trả 170 triệu USD vào năm 2019 để giải quyết các cáo buộc vi phạm quyền riêng tư của trẻ em. Bản thân bà Wojcicki cũng nhận về nhiều chỉ trích trong suốt thời điểm bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 và đại dịch Covid-19 khi Youtube phải vật lộn để ngăn chặn thông tin sai lệch và tin giả. 

CEO Youtube
Trước khi được bổ nhiệm làm CEO Youtube vào năm 2014, bà Susan Wojcicki là phó chủ tịch cấp cao về các sản phẩm quảng cáo tại Google.

Theo thông báo từ đại diện công ty, vị trí CEO của bà Susan Wojcicki sẽ được thay thế bởi phó giám đốc điều hành Neal Mohan, người phụ trách bộ phận sản phẩm và quảng cáo cấp cao. Ông Neal Mohan đã gia nhập Google vào năm 2008 và đứng đầu mảng sản phẩm của YouTube vào năm 2015. Ông tập trung vào việc xây dựng các sản phẩm như YouTube Shorts và Youtube Music.

Trước đây, ông Neal Mohan đã có thời gian làm việc gần 6 năm tại DoubleClick (công ty mà Google mua lại năm 2008), sau đó đã giữ chức vụ phó chủ tịch cấp cao về quảng cáo hiển thị hình ảnh và video tại Google trong khoảng 8 năm. 

Đưa ra nhận xét về tin tức mới này, nhà phân tích tại Insider Intelligence Paul Verna cho biết: “Tôi thấy đây là một sự ra đi bắt buộc khi YouTube hoạt động kém hiệu quả suốt trong những quý gần đây… Nhưng chưa rõ là liệu ông Neal Mohan có đủ phẩm chất lãnh đạo để đưa YouTube trở lại đúng hướng hay không”. 

YouTube đã phải đối mặt với áp lực lớn những năm gần đây chịu ảnh hưởng bởi sự cạnh trranh với các nền tảng video dạng ngắn như TikTok hay Reels của Facebook. Trong doanh thu quảng cáo quý 4/2022, YouTube chỉ đạt 7,96 tỷ USD, thấp hơn kỳ vọng của các nhà phân tích và giảm 8% so với cùng kỳ năm trước. 

Xem thêm

Google Ads liên tiếp gặp hạn đầu năm 2023

Google Ads liên tiếp gặp hạn đầu năm 2023

Quảng cáo kỹ thuật số sụt giảm, kiện tụng, sự đe dọa từ đối thủ cạnh tranh và sự tấn công của các phần mềm độc hại đang khiến Google Ads khởi đầu một năm 2023 tương đối ảm đạm...

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...