Vội vã ra mắt chatbot Bard, CEO Google nhận về hàng loạt chỉ trích từ nhân viên

Các nhân viên của Google đã chỉ trích giám đốc điều hành Sundar Pichai về việc vội vã công bố chatbot Bard dù cho nó chưa được hoàn thiện.
Vội vã ra mắt chatbot Bard, CEO Google nhận về hàng loạt chỉ trích từ nhân viên

Theo một số tiết lộ trên diễn đàn nội bộ Memegen mà CNBC thấy được, các nhân viên Google đã bày tỏ suy nghĩ đối với sự kiên công bố chatbot Bard đáng thất vọng vừa qua. Họ lên tiếng chỉ trích rằng sự kiện này đã được thực hiện một cách vội vàng, không thành công và không mang phong cách của Google. 

Trong tuần qua, Google đã thực hiên một sự kiện ra mắt chatbot Bard khá bất ngờ, như một nỗ lực để vượt trước thông báo của Microsoft về dự án kết hợp chatGPT của OpenAI vào công cụ tìm kiếm Bing. 

Nhưng khi Google đưa ra một bản demo của Bard, thì rất nhiều người dùng đã chỉ ra ngay lỗi của chatbot này trong quá trình cung cấp thông tin. Thậm chí, chính tại sự kiện ra mắt, ban tổ chức đã quên không mang chiếc điện thoại để sử dụng cho buổi thuyết trình và rất nhiều nhân viên của Google còn chẳng biết rằng sự kiện đang diễn ra. 

Trên diễn đàn Memegen, nơi mà nhân viên công ty thường đưa ra các bình luận chế giễu một cách hài hước những điều kỳ quặc và sai lầm của Google, thì các bài đăng sau sự kiện Bard lại có giọng điệu nghiêm túc hơn và thậm chí còn nhắm thẳng vào CEO Sundar Pichai.

“Kính gửi Sundar, việc công bố Bard và sa thải hàng loạt diễn ra quá vội vàng và thiển cẩn. Xin vui lòng quay trở lại với một triển vọng dài hạn,” một bài đăng đã nhận được nhiều lượt ủng hộ từ nhân viên Google. 

“Ông Sundar với khả năng lãnh đạo hiện nay xứng đáng nhận được điểm hiệu suất làm việc thấp nhất. Ban giám đốc có những chiến lược thiển cận một cách hài hước và không hề giống với phong cách của Google trong việc theo đuổi mục tiêu “tập trung cao độ”. 

Năm ngoái, CEO Sundar Pichai đã kêu gọi nhân viên nỗ lực tập cao độ hơn. Ban lãnh đạo công ty thường yêu cầu nhân viên phải trở nên “Googley”, có nghĩa chung là tham vọng, chăm chỉ, biết tôn trọng và có tinh thần đồng đội.

Cổ phiếu của Alphabet đã giảm hơn 9% trong tuần này do lo ngại về tham vọng trí tuệ nhân tạo đối với hoạt động kinh doanh tìm kiếm cốt lõi của Google và phản ứng vội vàng của công ty đối với sự kiện của Microsoft.

“Việc vội vàng đưa Bard ra thị trường trong cơn hoảng loạn đã chứng thực cho sự lo ngại của thị trường về Google,” một bài đăng nhận được lượng like lớn trên diễn đàn chỉ ra. 

chatbot Bard

Vị thế của Google trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo là một mối quan tâm đã có từ trước đây. Tại một cuộc họp vào tháng 12 năm ngoái, đã có nhiều câu hỏi được đặt ra về lợi thế cạnh tranh của Google trong lĩnh vực AI khi ChatGPT bắt đầu xuất hiện trước công chúng. 

CEO Sundar Pichar và người đứng đầu bộ phận AI Jeff Dean được cho là đã bày tỏ lo ngại về chính vấn đề này, nói rằng danh tiếng của công ty có thể chịu ảnh hưởng với việc phát hành một công cụ AI quá sớm. 

Tuy nhiên, ban lãnh đạo Google như đã thay đổi quan điểm sau khi công cụ ChatGPT của Open AI trở nên phổ biến rộng rãi, mang lại nhiều phản ứng tích cực cho Microsoft, nhà đầu tư lớn của OpenAI.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…