Chẳng cần chờ lạm phát giảm về 2%, Fed có ý định bắt đầu cắt giảm lãi suất sớm

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết ngân hàng trung ương sẽ không chờ đợi cho đến khi lạm phát đạt mục tiêu 2% trước khi cắt giảm lãi suất, bởi vì vào lúc đó sẽ quá muộn…

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell

Trong phiên điều trần thứ hai trước Quốc hội Mỹ vào 10/7, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết dù chưa thể khẳng định chắc chắn rằng lạm phát đã được kiểm soát hoàn toàn, nhưng ngân hàng trung ương đang dần tiến gần đến quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ.

Theo đó, Fed sẵn sàng bắt đầu cắt giảm lãi suất khi thấy cần thiết mà không cần phải chờ đến khi lạm phát giảm xuống mục tiêu 2%.

"Chúng tôi không muốn chờ đợi cho đến khi lạm phát giảm xuống 2%. Nếu chờ đến lúc đó, thì chắc chắn là quá muộn, vì lạm phát sẽ giảm và có thể xuống dưới mức 2%. Đó là điều mà chúng ta không mong muốn”, ông Jerome Powell nhấn mạnh.

Đưa ra thêm ý kiến, ông Powell cho biết ông không cho rằng lãi suất sẽ quay lại mức rất thấp từng thấy trong thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu và đại dịch năm 2020.

Fed quyết tâm đạt được cả hai mục tiêu ổn định giá cả và hỗ trợ thị trường việc làm.

Theo các thước đo lạm phát được Fed ưa thích, chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 6 tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 5 tăng 2,6% và gần với mục tiêu 2% của Fed.

“Chúng tôi luôn xem xét các thước đo khác nhau. Nhưng trong 25 năm qua, PCE luôn được xem như kim chỉ nam số 1 của Fed. Chúng tôi luôn tin rằng đó là thước đo lạm phát tốt nhất”, chủ tịch Powell lưu ý.

Mặc dù thị trường lao động vẫn mạnh mẽ và tỷ lệ thất nghiệp gần như ở mức thấp lịch sử, nhưng nó cũng đã tăng lên 4,1% trong vài tháng qua.

Ông Powell nhận xét rằng nước Mỹ đang có những con số tốt.

"Cam kết của chúng tôi là ra quyết định vào lúc cần thiết, dựa trên dữ liệu kinh tế sẵn có, triển vọng phát triển và sự cân bằng của rủi ro. Fed sẽ không xem xét các yếu tố chính trị. Đây là điều chúng tôi vẫn luôn tuân thủ từ xưa đến nay. Bất kỳ quyết định nào cũng sẽ có căn cứ và không dính líu đến bầu cử, dù là theo hướng nào đi chăng nữa”, chủ tịch Fed nhấn mạnh.

Cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ diễn ra vào ngày 30 đến 31/7. Mặc dù dự kiến các quan chức sẽ duy trì mức lãi suất tham chiếu trong phạm vi 5,25% - 5,5%, nhưng những tiến triển về lạm phát có thể dẫn đến thay đổi quan trọng trong tuyên bố và mở đường cho đợt cắt giảm đầu tiên vào tháng 9.

Báo cáo lạm phát tiếp theo được công bố vào ngày thứ Năm. Ông Jerome Powell dự kiến sẽ có thêm những bình luận công khai vào thứ Hai tuần sau tại Hội kinh tế Washington.

Trong cả hai phiên điều trần trước Thượng viện và Hạ viện Mỹ vào ngày 9 và 10/7, các bình luận và trả lời của ông Jerome Powell đều có sự tương đồng, thể hiện niềm tin vào việc lạm phát đang đi đúng hướng và nhận định rằng việc giữ chính sách tiền tệ quá chặt chẽ trong thời gian dài có thể phản tác dụng và làm ảnh hưởng tiêu cực sự phát triển của kinh tế.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…