Type-X sẽ trở thành phương tiện chiến đấu thông minh trong đội hình cùng xe tăng chủ lực và xe chiến đấu bộ binh, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ và chiếm lĩnh các vị trí nguy hiểm nhất, giảm nguy cơ thương vong nhân sự.
Type-X có thể được lắp một pháo tự động cỡ nòng lên đến 50 mm. Với pháo tự động 30 mm, RCV có thể được đổ bộ bằng dù, các máy bay vận tải C-130J và KC-390 có thể vận chuyển một chiếc Type-X, máy bay A400M vận chuyển 2 chiếc và C-17 có thể vận chuyển đến 5 xe.
Xe robot chiến đấu hạng trung Type-X RCV
Type-X RCV, được thiết kế để yểm trợ các đơn vị cơ giới, lần đầu tiên được giới thiệu vào mùa hè năm 2020. Type-X có trọng lượng thấp 12 tấn, động cơ công suất cao, ứng dụng giải pháp quản lý năng lượng hiệu quả mang lại khả năng cơ động trên địa hình vượt trội, chiều cao thấp 2,2 m, buồng động lực phía sau khiến hình ảnh và nhiệt độ hồng ngoại không nổi bật trên chiến trường.
“Type-X được trang bị hỏa lực và năng lực tác chiến ngang bằng hoặc vượt trội hơn một Xe Chiến đấu Bộ binh với thành viên trong xe.
Kuldar Väärsi, Giám đốc điều hành của Milrem Robotics cho biết, "xe được trang bị vũ khí để có thể chọc thủng và vô hiệu hóa các trận địa phòng ngự của đối phương với rủi ro tối thiểu cho quân đội, việc thay thế một RCV bị hỏng hóc hoặc mất khả năng chiến đấu chỉ là một nhiệm vụ hậu cần kỹ thuật”.
“Chiếc xe được trang bị các chức năng công nghệ số thông minh như “đi theo tôi” (follow-me), cơ động tự dẫn đường theo các điểm tham chiếu, sử dụng Trí tuệ Nhân tạo phát hiện chướng ngại vật là một phần của những thuật toán được ứng dụng” Väärsi nói.
“Ngoài ra, các nhà phát triển phần mềm của Milrem Robotics thực hiện một cách tiếp cận hoàn toàn mới và sáng tạo, cho phép các hoạt động chiến đấu của xe được điều khiển từ xa với tốc độ cao”.
Xe chiến đấu rô-bốt Type-X hạng trung nhẹ hơn khoảng ba đến bốn lần và chi phí thấp hơn đáng kể so với xe Chiến đấu Bộ binh (IFV) thông thường.
Xe được thiết kế với chương trình dự đoán bảo trì thông minh kết hợp, Hệ thống Giám sát tình trạng kỹ thuật xe trong khai thác sử dụng và Nguyên tắc Đơn vị Thay thế Dây chuyền (thay thế kiểu mô dun) nhằm đảm bảo Chi phí hoạt động Vòng đời của xe và công tác hậu cần kỹ thuật thấp. Hệ thống truyền động lai ghép (hybrid) và băng xích cao su chịu lực sẽ giảm đáng kể chi phí vòng đời khai thác sử dụng.
Để phát triển Type-X RCV, Milrem Robotics đã áp dụng kiến thức có được từ quá trình phát triển sản phẩm chủ lực là Xe không người lái THeMIS, hỗ trợ các binh sĩ bộ binh, được 10 quốc gia mua lại, 7 trong số đó là thành viên của NATO.
Sản phẩm chủ lực của Milrem Robotics, THeMIS được giao cho 9 quốc gia, 7 nước là thành viên NATO,trong đó có Pháp, Na Uy, Anh và Mỹ.
Milrem Robotics cũng là cũng là doanh nghiệp dẫn đầu của một tập đoàn công nghiệp quốc phòng, nhận được 30,6 triệu EUR từ Chương trình Phát triển Công nghiệp Quốc phòng Châu Âu (EDIDP) thuộc Ủy ban Châu Âu để phát triển một phương tiện cơ động không người lái chuẩn hóa Châu Âu (UGS).
Dự án này, mang tên iMUGS, thiết kế kiến trúc kiểu mô-đun, có thể mở rộng cho các hệ thống không - có người lái hỗn hợp, phát triển để chuẩn hóa một cấu trúc đồng bộ rộng khắp châu Âu cho các phương tiện trên không và mặt đất, thiết bị chỉ huy, kiểm soát và truyền thông, cảm biến, trọng tải và những thuật toán ứng dụng đi cùng.
Milrem Robotics có hai văn phòng ở Estonia, một ở Thụy Điển và Phần Lan và một ở Hà Lan.