Chênh lệch trong mức thuế thu nhập tại các quốc gia Châu Âu

Không có gì đáng ngạc nhiên khi gánh nặng thuế trên khắp Châu Âu khác nhau đáng kể, trong đó người lao động ở Bắc Âu và các nước phát triển phải trả nhiều hơn đáng kể…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
1920x1080-cmsv2-a84d9814-db7e-5a2e-b775-869c9125506a-8219194-4521.jpg

Theo Tổ chức Thuế Thế giới, những người lao động làm công ăn lương trung bình ở Châu Âu phải trả thuế khoảng 1/3 tiền lương của họ vào năm 2022. Đan Mạch (55,9%), Áo (55%), Bồ Đào Nha (53%), Thụy Điển (52,3%) và Bỉ (50%) là một số quốc gia có mức thuế thu nhập cá nhân cao nhất.

Mặt khác, Romania (10%), Bulgaria (10%), Bosnia và Herzegovina (10%), Kosovo (10%) và Bắc Macedonia (10%) là những quốc gia châu Âu có mức thuế thấp nhất.

KHOẢN ĐẦU TƯ CHO TƯƠNG LAI

Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là không phải mọi người dân Bắc Âu đều bất bình với mức thuế cao như vậy, kể cả ở Đan Mạch, nơi thuế thu nhập có thể lên tới 55,9%. Trong trường hợp này, nhiều người dân coi việc đóng thuế như một khoản đầu tư cho tương lai chung của đất nước và xã hội, hoặc giống như việc mua cho mình chất lượng cuộc sống ổn định.

new-project-5001.jpg
Các mức thuế thu nhập cá nhân ở Châu Âu

Nhờ đó mà tất cả các thành phần trong xã hội, bất kể giới tính hay vị thế, đều tận dụng được những cơ hội như nhau, do đó giảm đáng kể gánh nặng kinh tế và xã hội. Hầu hết các cơ sở giáo dục công, đặc biệt là giáo dục đại học ở Đan Mạch đều miễn phí, sinh viên đại học trong nước hay quốc tế cũng nhận có thể đăng ký nhận trợ cấp từ chính phủ.

Sự hỗ trợ này cũng được áp dụng tại nơi làm việc, với các bậc cha mẹ được hưởng 52 tuần nghỉ phép để nuôi con, trong đó 32 tuần vẫn được nhà nước trả lương. Mô hình thị trường lao động của Đan Mạch, còn được gọi là mô hình linh hoạt, cũng mang lại nhiều lợi ích người sử dụng lao động và an toàn cho người lao động, đồng thời nhấn mạnh sự tham gia tích cực của người lao động.

Chính những quyền lợi này đã giúp Đan Mạch được vinh danh là quốc gia hạnh phúc thứ hai trên thế giới ở năm thứ tư liên tiếp, theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2023.

Trong một số trường hợp, mức lương trung bình ở các quốc gia có mức thuế cao như Đan Mạch và Áo cũng tăng theo tỷ lệ thuận, giúp giảm bớt một số áp lực tài chính cho người dân. Theo Eurostat, mức lương ròng trung bình ở Đan Mạch vào năm 2022 là khoảng 62.972 Euro (~ 1,7 tỷ đồng), trong khi ở Áo là 68.690 Euro (~1,8 tỷ đồng). Điều này nhờ có đàm phán lương cởi mở cũng như sự chú trọng vào giáo dục và học tập lâu dài. Một số quốc gia cũng có nhu cầu lớn hơn trong các lĩnh vực được trả lương cao như tài chính, ngân hàng, luật và y tế.

Đối với Áo, một quốc gia khác có mức thuế ở mức 55%, hệ thống bảo hiểm xã hội, bao gồm bảo hiểm y tế theo luật định, bảo hiểm hưu trí theo luật định và bảo hiểm tai nạn lao động theo luật định, đều được nằm trong top đầu thế giới. Ngoài ra, các quyền lợi mà người dân nhận được còn bao gồm cả bảo hiểm thai sản và thất nghiệp. Hầu hết tất cả người dân Áo đều có bảo hiểm toàn diện, ngay cả những người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, lương hưu hoặc nhận bất kỳ hình thức tài trợ dựa trên nhu cầu nào khác.

Giống như Đan Mạch, công dân Thụy Điển cũng không hề ngại ngần đóng thuế cao hơn, ở mức khoảng 52,3%, để được sống trong một xã hội vận hành tốt và dịch vụ công chất lượng cao. Cơ quan Thuế Thụy Điển, Skatteverket, là một trong những cơ quan đáng tin cậy và uy tín nhất đất nước, chỉ xếp sau Văn phòng Đăng ký và Bằng sáng chế Thụy Điển (PRV) và bộ phận tài sản Lantmateriet.

Điều này là bởi cơ quan thuế Thuỵ Điển tham gia vào hầu hết các khía cạnh của đời sống công dân, chẳng hạn như sinh đẻ, kết hôn, di chuyển tài sản, tử vong… và đảm bảo cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho người dân. Không chỉ vậy, Cơ quan còn nổi tiếng với cách làm việc thân thiện và dễ tiếp cận, do đó khiến nó càng được tin cậy hơn.

5-euro-bills-and-calculator-with-glasses-and-pen-tax-payment-concept-or-investment-solutions-financial-planning-or-accountant-paperwork-photo-117.jpg

SỰ KHÁC BIỆT

Đối với các quốc gia phía Đông và Đông Nam Âu như Romania, Bulgaria, Bosnia và Herzegovina, những nơi vẫn đang phát triển cơ sở hạ tầng và nền kinh tế, thì duy trì mức thuế vừa phải là một cách để thu hút nhân tài và hy vọng giữ được đầu tư nước ngoài.

Những quốc gia này thường cung cấp chi phí lao động và sản xuất rẻ hơn, giảm thuế và có nhiều thị trường cũng như cơ hội chưa được khai thác. Không chỉ vậy, chi phí sinh hoạt ở khu vực này còn thấp hơn đáng kể so với hầu hết các nước Tây và Bắc Âu.

Nam và Đông Âu cũng có một số nền kinh tế phát triển nhanh nhất, trong đó Bulgaria, Bắc Macedonia, Romania và Đảo Síp đều được coi là mảnh đất màu mỡ đối với một số công ty và ngành công nghiệp nhất định.

Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, các quốc gia như Romania lại đang có ý định tăng thuế đối với người lao động trong lĩnh vực phần mềm, trong khi đó cố gắng loại bỏ các khoản miễn trừ thanh toán bảo hiểm y tế đối với người lao động trong lĩnh vực xây dựng, thực phẩm và nông nghiệp, nhằm tăng thu nhập từ thuế.

Hay ví dụ như tại Bosnia, có vô số khoản bổ sung được tính cùng với thuế thu nhập. Ví dụ: thu nhập ròng 1.000 Euro sẽ đi kèm với khoản thuế và các khoản đóng góp lên đến 562 Euro từ cả người sử dụng lao động và người lao động, khiến nhiều công ty và doanh nghiệp né tránh việc cung cấp hợp đồng toàn thời gian cho người lao động của họ. Và tình hình đã vô tình tạo điều kiện cho thị trường chợ đen - một rào cản lớn trên con đường tăng trưởng của đất nước trong ba thập kỷ qua, kể từ khi nước này tuyên bố độc lập khỏi Nam Tư cũ vào năm 1992.

screenshot-2024-02-22-at-134252-33.png
Tỷ lệ lạm phát hàng năm ở các nước EU và EEA vào cuối năm 2023

Lạm phát cũng là một yếu tố khác có thể khiến gánh nặng thuế trở nên nhức nhối hơn. Điều này đặc biệt đúng sau các xung đột leo thang tại Nga-Ukraine khiến giá năng lượng và lương thực tăng vọt trong 2 năm qua. Các vấn đề địa chính trị khác, chẳng hạn như chiến sự Israel-Hamas, cũng góp phần làm trầm trọng thêm khó khăn, với sự gián đoạn ở Biển Đỏ càng khiến giá năng lượng và các hàng hóa khác “phi mã”.

Mặc dù lạm phát tại khu vực đồng Euro đã giảm xuống mức thấp nhất hai năm là 2,8% trong tháng 1/2024, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vẫn duy trì cách tiếp cận lạc quan nhưng thận trọng, đi đến thống nhất phụ thuộc vào dữ liệu thực tế trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào về việc cắt giảm lãi suất.

Nhưng nếu xu hướng này tiếp tục kéo dài, giá tiêu dùng tăng cao cũng sẽ gây thêm áp lực lên ví tiền của người dân, từ đó khiến việc tăng thuế trở nên khó khăn hơn.

Ngược lại, tại một số quốc gia phát triển, trong thời gian gần đây cũng đã xuất hiện một số ý kiến trái chiều từ người dân khi đưa ra các so sánh về thuế và quyền lợi trong thời buổi kinh tế khó khăn. Ví dụ như tại Bỉ, những người độc thân chưa có con phải chịu mức thuế cao nhất, trong khi gánh nặng thuế đối với các cặp đôi có trẻ nhỏ sẽ nhẹ nhàng hơn một chút.

Và mặc dù quốc gia này tự hào với chất lượng chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới, nhưng việc đăng ký dịch vụ này có thể là một quá trình lâu dài và phức tạp, liên quan đến quỹ an sinh xã hội và đăng ký quỹ bảo hiểm y tế công cộng. Lý do này đã khiến người Bỉ ngày càng thất vọng trong những năm gần đây khi họ cảm thấy không nhận được quyền lợi tương xứng với khoản đóng thuế của mình, nếu so sánh với một số quốc gia láng giềng khác.

Trước tình hình này, chính phủ Bỉ đang dần nỗ lực hướng đến việc giảm thuế tiền lương, với mức thuế trung bình của một người lao động độc thân trong thời gian tới sẽ hạ bớt khoảng 2,7% so với trước đây một thập kỷ.

Có thể bạn quan tâm