Những khoản thuế kỳ lạ nhất trên thế giới

Một số quốc gia trên thế giới đặt quy định về thuế khá phức tạp, hay thậm chí là kỳ lạ và cực kỳ khó hiểu...

Những khoản thuế kỳ lạ nhất trên thế giới

Trong suốt lịch sử thế giới, đã có rất nhiều loại thuế quan được đặt ra. Nhiều trong số đó được thực hiện nhằm thúc đẩy các thay đổi cần thiết trong xã hội, nhưng cũng có một số được đặt ra để tăng thêm doanh thu ngân sách cho chính phủ. Bên cạnh những loại thuế quan trọng cần phải có, cũng có những ví dụ khá kỳ lạ và tưởng chừng như bất hợp lý ở khắp các quốc gia trên thế giới.

Nga: Thuế kết hôn

Nga vốn có tiếng là quốc gia hay áp đặt các luật thuế kỳ lạ, nhưng một trong những sự bổ sung gần đây nhất cũng chắc chắn là kỳ lạ nhất. Năm 2015, chính phủ Nga áp dụng chính sách thuế đối với một số người lập gia đình.

Thuế được áp dụng đối với các cặp vợ chồng nhận được nhiều quà tặng từ bạn bè và gia đình, với mục đích ngăn cản mọi người tặng những món quà có giá trị cao. Cụ thể, những cá nhân nhận được quà tặng có giá trị trên 33.000 USD sẽ phải đóng thuế và đây cũng là cách mà chính phủ quyên tiền cho ngân sách quốc gia.

Tuy nhiên, khoản thuế này đã bị loại bỏ vào năm 2016.

Nhật Bản: Thuế 30 tuổi

Luật thuế của Nhật Bản vốn nổi tiếng là nghiêm ngặt, nhưng họ cũng từng có một số điều luật được xem là khá hài hước.

Vào những năm 1980, người lao động Nhật Bản bước sang tuổi 30 phải đóng một khoản “thuế kẻ thua cuộc” (loser tax) vào ngày họ bước sang tuổi 30. Khoản thuế này chỉ mang tính chất đùa giỡn để nhấn mạnh sự thật rằng những người bước sang tuổi 30 thường được coi là “ kẻ thua cuộc” của xã hội Nhật Bản.

Luật này cuối cùng đã bị bãi bỏ sau khoảng một thập kỷ, nhưng vẫn có rất nhiều người ở Nhật Bản nhắc tới khoản “thuế kẻ thua cuộc” khi họ bước sang tuổi 30.

Điều đáng ngạc nhiên là đây không phải là luật thuế kỳ quặc duy nhất mà Nhật Bản áp dụng trong những năm 1980. Vào cùng thời điểm đó, chính phủ nước này cũng có một quy định cho phép người ta được khấu trừ 80% số tiền thua lỗ trên thị trường chứng khoán.

Philippines: Thuế thực phẩm không đóng gói

Tại Philippines, mức thuế 12% được áp dụng cho thực phẩm đóng gói. Nhưng nếu mặt hàng thực phẩm không được đóng gói, thì thuế suất bán hàng sẽ tăng lên tới 48%.

Điều này là do chính phủ Philippines tin rằng thực phẩm không được đóng gói sẽ có nhiều khả năng bị ô nhiễm và gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng.

Như vậy, quy định này nhằm khuyến khích người tiêu dùng chỉ tiêu thụ những thực phẩm an toàn, được chế biến và bảo quản đúng như tổ chức y tế quy định.

Tây Ban Nha: Thuế độc lạ

Tây Ban Nha có lịch sử lâu năm về các luật thuế kỳ lạ, nhưng kỳ lạ nhất trong số đó có thể là “thuế độc lạ”.

Những khoản thuế kỳ lạ nhất trên thế giới ảnh 1

Chính sách này lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1930 như một cách mới để chính phủ kiếm thêm thu nhập, nhưng nó cũng phải đối mặt với sự phản đối trong thập kỷ tiếp theo. Loại thuế độc lạ này được áp dụng một lần đối với những người sinh ra có đặc điểm ngoại hình độc đáo.

Chính phủ đã chọn lọc những đặc điểm được coi là đủ độc lạ để bị đánh thuế, nhưng các ví dụ phổ biến nhất bao gồm mắt xanh lam hoặc xanh lục, tóc đỏ và tàn nhang.

Đến thời kỳ Nội chiến Tây Ban Nha, chính phủ đã cố gắng khôi phục lại loại thuế này nhưng nó đã nhanh chóng bị bãi bỏ.

Singapore: Thuế … không sử dụng phòng gym

Hệ thống thuế độc đáo của Singapore bao gồm một số quy tắc nhằm thúc đẩy cuộc sống lành mạnh và ngăn chặn sự lãng phí quá mức. Một trong những quy tắc lạ lùng nhất ở đảo quốc sư tử là khoản thuế đối với thành viên phòng gym chưa sử dụng (unused gym membership).

Bởi trên thực tế, Singapore có hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia cực kỳ ưu đãi nên chính phủ cho rằng họ cần thực hiện các bước này để ngăn chặn người dân lợi dụng các kẽ hở để trục lợi riêng.

Chính phủ quyết định rằng những người Singapore đăng ký membership tại phòng gym nhưng không sử dụng chúng thường xuyên có thể bị đánh thuế thêm 20% trong chi phí thẻ thành viên của họ. Mục đích của thuế này là khuyến khích mọi người sử dụng các phúc lợi chăm sóc sức khoẻ và chịu khó tập luyện nâng cao thể chất.

Vương quốc Anh: Thuế râu ria

Vào năm 1599, Quốc hội Anh áp đặt “thuế râu”, có nghĩa là khoản thuế đánh vào những người để râu hay ria mép, với mục tiêu giúp chính phủ trang trải chi phí.

Thuế này được áp dụng đối với tất cả đàn ông Anh có “râu mọc ở môi trên”. Loại thuế bất công này cuối cùng đã được bỏ vào năm 1695.

Malaysia: Thuế màu vàng

Ở Malaysia có hẳn một loại thuế đối với những mặt hàng có màu vàng. Lý do đằng sau quy tắc này là những đồ vật màu vàng thường được làm từ vật liệu rẻ tiền, dễ bị vỡ hoặc ăn mòn.

Do đó, chính phủ Malaysia đã quyết định áp dụng mức thuế cao hơn đối với các mặt hàng có màu vàng.

Xem thêm

Sẽ không còn "Thiên đường thuế Caribbean"?

Sẽ không còn "Thiên đường thuế Caribbean"?

Khi những người cực kỳ giàu có trên thế giới tìm kiếm các thiên đường thuế để bảo vệ thu nhập và sự giàu có khỏi chính phủ trong nước của họ, họ sẽ tìm đến đâu?

Có thể bạn quan tâm

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu toàn cầu đang dần hạ nhiệt khi sản lượng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong mùa vụ 2024-2025. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này vẫn đối mặt với vô số thách thức lớn từ biến đổi khí hậu, vì vậy cần có sự chuyển đổi sâu rộng để đảm bảo tăng trưởng bền vững…

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Những quốc gia giàu có nhất thế giới không chỉ được định hình bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay quy mô dân số nhỏ, mà còn bởi các chính sách tài chính thông minh và khả năng duy trì sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động…

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".