Chiếc mũ của Napoleon được bán với giá cao kỷ lục 2,1 triệu USD

Món đồ đặc trưng của Hoàng đế Napoleon Bonaparte đã được bán với giá kỷ lục trong cuộc đấu giá mới nhất…

Hình ảnh hoàng đế Napoleon đội chiếc mũ đặc trưng của ông
Hình ảnh hoàng đế Napoleon đội chiếc mũ đặc trưng của ông

Vừa qua, tại nhà đấu giá Drouot ở Pháp, chiếc mũ nhọn 2 đầu bicorne của Hoàng đế Napoleon Bonaparte đã được bán với giá cao kỷ lục 2,1 triệu USD.

Ban đầu, món đồ được ước tính có giá từ 655.000 USD đến 873.000 USD, nhưng sau nhiều lần trả giá của người tham dự, giá trị của nó tăng lên gấp 3 lần so với dự kiến.

Nhà đấu giá Drouot cho biết, mức giá này đã vượt mức 2,06 triệu USD được trả cho một chiếc mũ của Napoleon tại Drouot vào năm 2014. Một phiên bản mũ khác của ông được bán đấu giá tại Lyon, Pháp vào năm 2018 nhưng cũng chỉ có giá 400.000 USD.

Nhà đấu giá Jean-Pierre Osenat chia sẻ rằng: “Sản phẩm là một phần hình ảnh mà Napoleon xây dựng vì ông là người quảng giao. Trong suốt cả cuộc đời của nhà chính trị người Pháp sở hữu khoảng 120 chiếc mũ bicorne. Nhưng hiện nay, chỉ còn lại vỏn vẹn 16 chiếc, hầu hết chúng được trưng bày tại các bảo tàng lịch sử".

tempImageMV5Xx2.jpg
Chiếc mũ đen rộng mà Napoléon đã đội khi ông cai trị nước Pháp thế kỷ 19

Chuyên gia này cũng cho biết thêm, Napoleon luôn đội theo cách các đầu của mũ bicorne thẳng với vai trong khi hầu hết mọi người ở thời đó đều đội sao cho các chóp mũ ở phía trước và sau. Ngoài ra, chiếc mũ thường được làm bằng da hải ly đen và trang trí bằng một con vẹt ba màu hoặc hoa hồng quân đội.

Nhà chính trị nổi tiếng đã đội chiếc mũ đặc biệt này vào giữa triều đại của mình. Ông đã cố định con vẹt vào chiếc mũ của mình vào năm 1815, khi trở về Pháp sau cuộc lưu đày ở Elba.

Những chiếc mũ được cho là của Napoleon thường xuyên xuất hiện tại các cuộc đấu giá. Vào tháng 10/2021, một chiếc mũ mới được phát hiện có bằng chứng ADN cho thấy thuộc về Napoleon đã được nhà đấu giá Bonhams bán đấu giá ở London.

Cũng tại cuộc đấu giá trên, nhiều đồ vật khác từng là của nhà chính trị người Pháp được trưng bày, bao gồm bộ bàn trang điểm hoàn chỉnh với dao cạo và bàn chải đánh răng, một chiếc khăn tay mà ông ấy khi bị ốm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...