Chiến tranh thương mại khiến thị trường việc làm tại Trung Quốc gặp nhiều áp lực

Có những dấu hiệu cho thấy căng thẳng thương mại kéo dài gây nên nhiều áp lực tới thị trường việc làm tại Trung Quốc – bất chấp các nỗ lực của chính quyền Bắc Kinh.
Chiến tranh thương mại khiến thị trường việc làm tại Trung Quốc gặp nhiều áp lực

Theo cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu Trung Quốc, một số công ty địa phương hiện đang “mạnh tay” cắt giảm kế hoạch thuê sinh viên mới tốt nghiệp vào làm. Do một phần tác động từ sự gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ khiến nhu cầu tuyển dụng kinh tế trở nên không chắc chắn. Nhiều công ty lớn đã hoãn, giảm và thậm chí đình chỉ chương trình tuyển dụng. Tuy nhiên, phát ngôn viên của Uỷ ban Cải cách và Phát triền Quốc gia (NDRC) của Trung Quốc vẫn tuyên bố tình hình việc làm chung của đất nước trong năm 2019 vẫn ổn định và số lượng công việc có sẵn vẫn đáp ứng đủ.

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện đang “mắc kẹt” trong cuộc tranh chấp thương mại hơn suốt 1 năm qua. Mỗi quốc gia đã áp dụng mức thuế quan mới lên hàng tỷ USD hàng hoá nhập khẩu từ hai bên. Đối với Trung Quốc, thuế quan và sự không chắc chắc đang gây áp lực lên nền kinh tế hiện đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại – so với khoảng thời gian mở rộng trước đây. Tại Đại hội Nhân dân toàn quốc diễn ra vào tháng 3 – thủ tướng Lý Khắc Cường đã nói rằng đất nước cần phải được chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh khắc nghiệt. Ông nhấn mạnh vấn đề việc làm sẽ là ưu tiên hàng đầu của chính phủ, và cho biết thêm rằng sẽ có ít nhất 11 triệu việc làm tại đô thị sẽ được thiết lập trong năm nay.

Ông Liang Ming, Viện trưởng Viện thương mại quốc tế thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc chia sẻ ý kiến trong một sự kiện báo chí vào ngày 13/6 vừa qua: “Lĩnh vực việc làm có thể sẽ phải chịu tác động lớn khi nhiều công ty hiện đang cố gắng tìm cách chuyển một số công đoạn sản xuất ra khỏi Trung Quốc để tránh mức thuế quan 25%.” 

 Đó là lí do chúng tôi yêu cầu chính phủ địa phương tìm hiểu thông tin chi tiết tại các nhà máy, đối phó với tỉnh trạng khó khăn bằng cách giảm sản lượng chứ không phải là sa thải nhân viên. Mức lương có thể bị giảm, khối lượng công việc sẽ bớt nhưng chúng ta cần phải đảm bảo rằng không có công nhân nào bị sa thải.” - ông Liang Ming nhấn mạnh.

Tỷ lệ thất nghiệp chính thức ở Trung Quốc vẫn được giữ ở mức thấp 5% trong tháng 4 và tháng 5. Tuy nhiên, đối với sinh viên tốt nghiệp đại học năm ngoái thì tỷ lệ không tìm được việc làm là có dấu hiệu tăng cao, theo báo cáo của Tân Hoa Xã trích dẫn nghiên cứu từ đơn vị thứ ba – công ty MyCOS.

Vào đầu tuần, cơ quan nhà nước NDRC đã đưa ra bốn đề xuất kế hoạch nhằm giúp thị trường việc làm được ổn định:

- Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp

- Tăng cường hỗ trợ lương hưu, mẫu giáo, quản lý hộ gia đình và các dịch vụ cộng đồng khác

- Tăng tốc kế hoạch thực hiện chương trình kỹ năng nghề

- Cải thiện giám sát tình hình việc làm để nhanh chóng đối phó với các thay đổi.

Bộ giáo dục Trung Quốc cũng cho biết vào cuối tháng 11 năm ngoái rằng nhóm sinh viên tốt nghiệp khoá 2019 sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn hoạt động tìm kiếm việc làm hay khởi nghiệp kinh doanh, đặc biệt khi các yếu tố kinh tế không ổn định ngày càng gia tăng.

Theo CNBC

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…