Chống Covid-19: Nên lo lắng hay lo sợ?

CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng cho rằng, dịch Covid-19 sẽ còn kéo dài và xã hội vẫn phải phát triển. Chúng ta vẫn LO LẮNG để luôn cảnh giác, tuy nhiên không nên LO SỢ để gây hệ lụy lâu dài. Hãy trở về với những sinh hoạt bình thường để nắm lấy cơ hội.
CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng
CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng

Thương Gia xin giới thiệu bài viết của ông xung quanh vấn đề nên lo lắng hay lo sợ trước đại dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến khó lường như hiện nay.

Bao trùm xã hội mấy tháng qua là tâm lý LO SỢ, khiến cho mọi sinh hoạt bị đảo lộn và điều này chưa có dấu hiệu sẽ dừng lại. Hệ lụy với từng người dân và cả xã hội sẽ vô cùng lớn.

Trong bài post lần trước mình có nói chống virus máy tính hay virus sinh học thì cũng cần sự logic cao độ. Phân tích logic đã giúp mình thay vì LO SỢ thì chỉ còn là LO LẮNG thôi.

Hãy suy nghĩ như dưới đây, hy vọng có thể giúp mọi người vững tin và bình tĩnh hơn trong đợt dịch có lẽ sẽ khéo dài này.

Dân số Việt Nam là 97 triệu, trong 2 tháng qua Việt Nam phát hiện 57 ca nhiễm. Như vậy xác xuất để khi ta gặp một ai đó và họ là người nhiễm Covid-19 sẽ là 57/97 triệu = 1/1.7 triệu. Tức là bạn phải gặp 1.7 triệu người thì mới có "cơ hội" gặp Covid-19.

Nếu tính trên phạm vi một địa phương, ví dụ Hà Nội đang có số nhiễm nhiều nhất và là 12, dân số Hà Nội là 8 triệu. Bạn phải gặp 0.7 triệu người thì mới có "cơ hội" gặp Covid-19.

Ngoài ra, gặp Covid-19 cũng không chắc chắn sẽ nhiễm.

Mình không nhớ xác xuất trúng Vietlot là bao nhiêu, nhưng theo logic trên thì khả năng bạn gặp người nhiễm Covid-19 rồi sau đó bị nhiễm có lẽ cũng phải cỡ như trúng Vietlot vậy.

Nếu xét thêm, theo thống kê từ các nước, có dưới 10% người nhiễm là ở mức độ nguy kịch, thì nguy cơ còn phải giảm xuống 10 lần nữa.

Mỗi khi cảm thấy LO LẮNG khi tiếp xúc, vì "nhìn đâu cũng thấy virus", mình lại nghĩ tới những logic trên và thấy yên tâm. CÁC BẠN HÃY THỬ, biết đâu sẽ giúp yên tâm sinh hoạt bình thường trở lại.

Có ai đó sẽ nói biết đâu ngoài những người đã nhiễm còn nhiều người chưa được phát hiện thì tỷ lệ trên sẽ lớn hơn lên. Thực tế là hoàn toàn có thể, tuy nhiên với sự kiểm soát chặt chẽ theo các F như chúng ta đang làm thì số "bỏ lọt" đó sẽ không đáng kể, không làm cho các tỷ lệ trên thay đổi về bản chất.

Kể cả vì một lý do đặc biệt nào đó, số người nhiễm có tăng lên 10x lần thì khả năng gặp nguy cũng vẫn cỡ như "trúng" độc đắc và nếu tình huống đó có xảy ra thì chúng ta chuyển sang LO SỢ để đề phòng cao hơn cũng chưa muộn.

Việt Nam đã làm quá tốt việc chống dịch, tuy nhiên chúng ta lại có phần phí phạm trong việc "tận hưởng" thành quả đó. Chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm sinh hoạt bình thường song song với việc chống dịch một cách bài bản.

Việc cách ly các F ở các mức độ khác nhau như đang làm là cần thiết. Ngoài ra các biện pháp cơ bản như đeo khẩu trang nơi công cộng, không sờ tay lên mặt và rửa tay vẫn nên áp dụng.

Nó giống như trường kỳ kháng chiến vậy. Dịch Covid-19 sẽ còn kéo dài và xã hội vẫn phải phát triển. Nếu làm tốt đây còn là cơ hội để Việt Nam vươn lên.

Chúng ta vẫn LO LẮNG để luôn cảnh giác, tuy nhiên không nên LO SỢ để gây hệ lụy lâu dài. Hãy trở về với những sinh hoạt bình thường để nắm lấy cơ hội.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…