Chứng khoán châu Á "đau đầu" với cuộc khủng hoảng mang tên Evergrande

Chứng khoán châu Á đã phải vật lộn để loại bỏ các lo ngại và áp lực bán tháo vẫn tiếp diễn vào 21/9 trong bối cảnh những rắc rối tại nhà phát triển “mắc nợ” Evergrande Trung Quốc có thể ảnh hưởng tới khắp nền kinh tế, thị trường và hệ thống tài chính.
Chứng khoán châu Á "đau đầu" với cuộc khủng hoảng mang tên Evergrande

Hang Seng của Hồng Kông đạt mức thấp nhất trong 11 tháng và giảm 0,3% vào giữa phiên giao dịch, với cổ phiếu ngân hàng và bất động sản giảm điểm. Nikkei của Nhật Bản đã quay trở lại sau kỳ nghỉ lễ với mức giảm gần 2%.

Thị trường tiền tệ, hàng hóa và trái phiếu ổn định, nhưng nhu cầu tổng thể đối với các tài sản rủi ro hơn vẫn ở mức thấp, đặc biệt là khi Cục Dự trữ Liên bang (FED) dự kiến ​​sẽ tiến gần hơn đến việc cắt giảm vào 22/9.

Dave Wang, một nhà quản lý danh mục đầu tư tại Nuvest Capital ở Singapore cho biết: “Để thị trường phục hồi, chúng ta cần xem các hành động cụ thể từ các cơ quan chức năng để ngăn chặn bất kỳ sự lây lan nào trên diện rộng.” Mặc dù Trung Quốc đang nghỉ lễ và các thị trường đại lục đóng cửa, nhưng vẫn có rất ít bằng chứng về điều đó [hành động từ chính quyền], cũng như việc các phương tiện truyền thông nhà nước không hề đề cập đến những rắc rối của Evergrande. 

Evergrande, không những đang gặp khó khăn về tiền mặt mà còn vướng phải khoản nợ 305 tỷ USD và một loạt những khả năng thất bại “đầy lộn xộn” sẽ đổ ập xuống các nhà đầu tư và lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc cùng mọi thứ có liên hệ với nó - chủ yếu là các ngân hàng và sau đó là nền kinh tế.

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc ổn định trong thương mại nước ngoài, bù đắp cho một số khoản lỗ đã khiến đồng nhân dân tệ xuống mức thấp nhất trong ba tuần vào 20/9. Cổ phiếu của Evergrande giảm 4% khi sự chú ý được chuyển sang ngày 23/9 tới khi công ty đến hạn thanh toán lãi trái phiếu.

Trên thị trường tiền tệ, các nhà giao dịch đã lấy lại “niềm an ủi” từ sự bình ổn tương đối ở Hồng Kông sau khi lao dốc hôm 20/9. 

Đồng euro được giao dịch ở mức 1,1730 USD, sau khi chạm mức thấp nhất gần một tháng là 1,1700 USD trong khi đồng yên trú ẩn an toàn giảm xuống còn 109,57 yên so với USD.

Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên 1,3277%, với các động thái bị giới hạn khi các thị trường để mắt đến Fed. Các nhà đầu tư đang tìm kiếm mốc thời gian giảm dần đối với việc mua trái phiếu cũng như các dự báo kinh tế và lãi suất dài hạn. 

Jarrod Kerr, nhà kinh tế trưởng tại Kiwibank, cho biết: “Tôi nghĩ Fed sẽ tìm cách để làm dịu bớt vấn đề và tôi đoán họ cũng sẽ trì hoãn quyết định cắt giảm cho đến tháng 11. Trong tuần này chúng ta cũng sẽ chứng kiến ​​các quyết định chính sách từ nhiều ngân hàng trung ương khác bao gồm Brazil, Anh, Hungary, Indonesia, Nhật Bản, Na Uy, Philippines, Nam Phi, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Đài Loan và Thổ Nhĩ Kỳ.”

Giá dầu cũng phục hồi một chút tại châu Á sau khi giảm vào ngày hôm trước. Dầu thô giao sau của Mỹ giao dịch ở mức 70,98 USD / thùng.

Reuters

Có thể bạn quan tâm