Giáo sư Richard Baldwin cho rằng, một phần châu Á sẽ gặp thách thức lớn hơn so với các khu vực khác khi thế giới bước vào đợt sóng toàn cầu hoá lần thứ ba.
Theo tờ Asian Review, căng thẳng Mỹ-Trung dấy lên lo ngại về một cuộc chiến tranh thương mại. Nhưng theo chuyên gia về chính sách thương mại và là nhà kinh tế hàng đầu, giáo sư Richard Baldwin, ông thì lại cho rằng, cảm giác chống toàn cầu hoá đang bị thổi phồng.
"Người ta tự đúc kết hoặc nhầm lẫn một điều là chống di dân song song với chống toàn cầu hoá. Tôi nghĩ rằng họ đang nghĩ sai về cách mà chuỗi giá trị toàn cầu đang vận hành”, ông nói.
Từng nghiên cứu thương mại toàn cầu suốt hơn 30 năm, Baldwin tin rằng không chỉ chính tổng thống Mỹ, Donald Trump, đang kêu gọi đánh mạnh vào các chính sách thương mại toàn cầu, nhưng cả những bên có liên quan như nông dân và các ngành công nghiệp lớn khác.
“Ông Trump đe doạ Trung Quốc. Trung Quốc đe doạ xuất khẩu nông sản. Nông dân bảo Trump chống lưng cho họ, rồi ông hậu thuẫn họ. Nếu bạn tập trung vào những yếu tố nền tảng trong chính sách thương mại của Mỹ, tôi tự tin cho rằng chính sách này sẽ không quá tiêu cực”, Baldwin cho biết.
Baldwin cũng tin tưởng rằng, một chính quyền Mỹ trong tương lai sẽ tái hội nhập hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP (Trans-Pacific Partnership), khi mà Mỹ có thể đưa ra một chuẩn chung toàn cầu về các hiệp ước thương mại đa phương, trong đó những bên liên quan sẽ sẵn sàng tham gia.
Đợt sóng toàn cầu hoá tiếp theo sẽ rất mạnh, đánh bật được xu hướng hiện thời là chủ nghĩa bảo hộ. “Viễn cảnh tệ nhất có thể xảy ra với xu hướng chống toàn cầu hoá là sẽ chỉ giảm vài mặt hàng. Nhưng người ta quên mất là luôn luôn có nhiều cách giao thương hơn là chỉ vịn vào hàng hoá. Các nhà lãnh đạo Mỹ và Anh là những người phạm sai lầm lớn nhất”, vị giáo sư này chỉ ra.
Trong mắt của chuyên gia về chính sách thương mại này, thế giới đang ở trên đỉnh của một đợt kích về thương mại xuyên biên giới, và đây là thời điểm tập trung nhiều về dịch vụ hơn là hàng hoá. Baldwin nhận định, đợt sóng toàn cầu hoá thứ ba sẽ về các dịch vụ lao động chứng khoán. Thông tin truyền thông cũng ra toàn cầu. Những người làm nghề tự do, từ xa (freelancer) cũng đang toàn cầu hoá mảng dịch vụ”, thông qua các nền tảng như upwork.com. Và cuộc cách mạng thực sự là một bác sỹ ở Kenya có thể đưa ra lời khuyên cho người dân ở Anh Quốc vào cuối tuần.
Theo Baldwin, nghề nghiệp ở nhiều lĩnh vực, từ kỹ sư cho đến làm truyền thông, nội dung, cũng bị ảnh hưởng của những thay đổi sắp đến. Ông giải thích mảng dịch vụ sẽ có xu hướng chọn nhân sự có gần múi giờ hơn.
Trong cuốn sách best-seller toàn cầu của mình là The Great Convergence: Information Technology and the New Globalization, ông cho rằng, đợt sóng toàn cầu hoá đầu tiên là vận chuyển hàng hoá xuyên biên giới, đợt sóng thứ hai là kiến thức, kinh nghiệm của chuyên gia áp dụng cho một số nền kinh tế phát triển vượt bậc. Theo góc nhìn của ông, đợt sóng thứ ba sẽ trải rộng hơn đợt thứ nhất và thứ hai, dẫn đến tình trạng giàu nghèo lớn hơn và mở ra cánh cửa mới cho các nền kinh tế còn dựa vào chuỗi cung ứng theo lối truyền thống.
Tuy vậy, tại châu Á, đợt sóng thứ ba này có lẽ chưa xảy ra ngay lập tức, bởi vì rào cản ngôn ngữ nhiều hơn so với ở châu Âu và châu Mỹ. Ngoài ra, cũng sẽ có những trở ngại cho các nền kinh tế đã phát triển, vì theo Baldwin, một khi làn sóng toàn cầu hoá lần thứ ba diễn ra, công nhân ở Nhật, Mỹ và châu Âu sẽ thấy rất bất công vì những người này không được hưởng cùng một luật, cùng mức thuế… Cuối cùng, thế giới sẽ phải có những tiêu chuẩn lao động tối thiểu và mức lương tối thiểu cho người lao động.