Chuyện hi hữu: Máy bay Buddha Air đưa hành khách tới… nhầm sân bay

Một máy bay của hãng hàng không Buddha Air thay vì hạ cánh tại điểm đến là thành phố Janakpur đã đưa hành khách tới Pokhara, cách hơn 400km.
Chuyện hi hữu: Máy bay Buddha Air đưa hành khách tới… nhầm sân bay

Hãng hàng không nội địa của Nepal - Buddha Air đã có một chuyến bay khởi hành từ Sân bay Quốc tế Tribhuvan của Kathmandu vào ngày 18/12. Tuy nhiên, thay vì bay tới điểm đến dự kiến là thành phố Janakpur ở phía nam, thì phi công đã đưa hành khách tới thành phố lớn thứ 2 của đất nước - Pokhara. Hai thành phố cách xa nhau khoảng 250 dặm (402 km). 

Astha Basnet, giám đốc điều hành của Buddha Air, nói với CNN rằng sự nhầm lẫn này là do hai yếu tố "giao tiếp kém và không tuân thủ các quy trình vận hành tiêu chuẩn chi tiết (SOP)". 

Do điều kiện thời tiết mùa đông, nhiều sân bay của Nepal đã mở cửa muộn hơn trong ngày. Và vì vậy, không có gì là lạ khi nhiều chuyến bay phải “vội vã” rời đi trong khoảng thời gian ngắn và rõ ràng là điều đó đã dẫn đến sự nhầm lẫn.

Tuy nhiên, bên cạnh sự ngạc nhiên tột độ của hành khách khi nhận ra máy bay vào nhầm sân bay, tình hình nói chung được báo cáo là tương đối suôn sẻ. Khi Buddha Air nhận ra vấn đề, họ đã yêu cầu phi công đưa hành khách đến Janakpur theo đúng kế hoạch. Nepal vốn không có chuyến bay trực tiếp giữa Pokhara và Janakpur, vì vậy hãng hàng không đã được cấp phép đặc biệt để bay đến đó.

69 hành khách trên máy bay - 66 người lớn và 3 trẻ em - đã đến Janakpur an toàn, mặc dù chậm hơn vài giờ so với kế hoạch.

Buddha Air là một hãng hàng không có trụ sở tại Nepal, được thành lập vào năm 1996 và bắt đầu hoạt động vào năm sau đó.

Ông Basnet xác nhận rằng hãng sẽ ngay lập tức thực hiện các lớp đào tạo bổ sung cho toàn bộ nhân viên và phi hành đoàn, đồng thời sửa đổi hướng dẫn sử dụng cho các chuyến bay hiện có của mình. 

Nguồn: CNN

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...