Colombia chính thức đề nghị gia nhập CPTPP

Cuối tuần qua, Colombia đã chính thức đề nghị xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Colombia chính thức đề nghị gia nhập CPTPP

Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo cho biết, Colombia đã chính thức đề nghị xin gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Ông Guajardo cũng nhấn mạnh việc Colombia, quốc gia thành viên của Liên minh Thái Bình Dương xin gia nhập CPTPP, sẽ giúp gắn kết hai khối thương mại.

Theo quy định, CPTPP - trước khi Mỹ rút khỏi có tên gọi là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - sẽ có hiệu lực trong vòng 60 ngày sau khi ít nhất 6 quốc gia tham gia đàm phán hoàn tất các thủ tục phê chuẩn hiệp định. Hiện đã có Mexico hoàn tất các thủ tục này. Quốc hội New Zealand và Australia cũng đang trong tiến trình phê chuẩn hiệp định. Các nước mong muốn hiệp định chính thức có hiệu lực vào cuối năm nay. 

"CPTPP được ký kết hôm 8/3 vừa qua tại Chile giữa 11 quốc gia, gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Hiệp định thương mại này được kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, giảm đói nghèo và nâng cao chất lượng sống của người dân các quốc gia thành viên. 

CPTPP được xem là thông điệp mạnh mẽ chống lại xu hướng bảo hộ hiện nay trên thế giới. Hiệp định này sẽ tạo ra một trong những khối tự do thương mại lớn nhất thế giới với một thị trường khoảng 499 triệu dân và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 10.100 tỷ USD, chiếm 13,5% GDP thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...