Công nghệ Trung Quốc gặp khó với các chính sách của Mỹ

Hàng loạt lệnh cấm nhắm vào lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc đang được chính quyền tổng thống Joe Biden thực hiện.
Công nghệ Trung Quốc gặp khó với các chính sách của Mỹ

Tổng thống Biden được cho là sẽ ký một lệnh hành pháp mới trong "vài tháng tới", chủ yếu đưa ra các biện pháp để hạn chế các công ty Mỹ đầu tư vào dự án công nghệ Trung Quốc. Nhà Trắng cũng đang thảo luận với Quốc hội Mỹ về quy định yêu cầu các công ty Mỹ phải thông báo các khoản đầu tư nếu họ muốn tham gia một số ngành công nghiệp nhất định của Trung Quốc, Bloomberg đưa tin.

Một nguồn tin khác cũng cho biết Mỹ đang đưa ra nhiều lựa chọn khác nhau về lệnh cấm, gồm việc thiết lập một hệ thống cho phép chính phủ có quyền chặn các khoản đầu tư hoàn toàn. Lệnh hành pháp này là một phần của chiến lược rộng lớn hơn của Mỹ nhằm hạn chế bán các công nghệ và linh kiện bán dẫn cho các quốc gia như Trung Quốc và Nga.

Trong khi đó, một quan chức Bộ Thương mại Mỹ tiết lộ Nhà Trắng đang xem xét kỹ lưỡng việc cấm nền tảng video ngắn TikTok. Tuy nhiên, người này nhấn mạnh "sẽ không có hành động nào sắp xảy ra trong thời gian gần". Mỹ nhiều lần đưa TikTok vào tầm ngắm với lý do lo ngại đe dọa an ninh quốc gia. Nhiều nghị sĩ Mỹ đề xuất rằng mạng video của ByteDance cần được ngăn chặn vì thu thập dữ liệu người dùng Mỹ và gửi về cho chính phủ Trung Quốc.

Tuần trước, hai hãng card đồ họa lớn nhất thế giới Nvidia và AMD cho biết họ được yêu cầu phải xin giấy phép mới từ chính phủ đối với các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc trong tương lai. Động thái này nhằm ngăn chặn các công ty trong nước cung cấp linh kiện và công nghệ, nhất là lĩnh vực AI cho quân đội Trung Quốc.

Mỹ cũng thúc đẩy việc tự sản xuất linh kiện bán dẫn trong nước - điều trước đây chủ yếu phụ thuộc vào các công xưởng nước ngoài. Ngày 9/8, ông Biden ký ban hành luật CHIPS & Science Act trị giá 280 tỷ USD. Trong đó, gói hỗ trợ 52,7 tỷ USD được xây dựng dành riêng cho sản xuất và nghiên cứu chất bán dẫn.

Quy định nêu rõ các công ty nhận trợ cấp sẽ bị hạn chế thực hiện các "giao dịch lớn" liên quan đến mở rộng quy mô sản xuất chip ở Trung Quốc hoặc bất kỳ quốc gia nào trong 10 năm. Dù vậy, tham vọng này của Mỹ bị đánh giá là "khó nhằn".

Kể từ tháng 5/2019, Mỹ đã rất mạnh tay trong việc hạn chế Trung Quốc tiếp cận công nghệ của mình. Theo giới quan sát, những quyết định mới dưới thời ông Biden sẽ tiếp tục khiến chiến tranh công nghệ Mỹ - Trung càng thêm quyết liệt.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Người nông dân Mỹ có thể chịu thêm nhiều tổn thất do chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, với gần một nửa số người tham gia khảo sát của Purdue University/CME Group tin rằng cuộc chiến thương mại sẽ khiến xuất khẩu nông sản Mỹ sụt giảm mạnh...

Mỹ mở cuộc điều tra gỗ nhập khẩu

Mỹ mở cuộc điều tra gỗ nhập khẩu

Tổng thống Mỹ đã ra lệnh tiến hành một cuộc điều tra thương mại mới về gỗ nhập khẩu trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng với Canada và Mexico…