"Cuộc khủng hoảng Ever Given” có thể mang về cho Ai Cập 1 tỷ USD

Osama Rabie, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Cơ quan quản lý kênh đào Suez thuộc sở hữu nhà nước Ai Cập cho biết họ có thể yêu cầu khoản bồi thường lên đến 1 tỷ USD.
"Cuộc khủng hoảng Ever Given” có thể mang về cho Ai Cập 1 tỷ USD

Các nhà chức trách Ai Cập có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại hơn 1 tỷ USD cho nỗ lực “cứu” Ever Given thoát khỏi tình trạng mắc kẹt trên kênh đào Suez. Tuy nhiên, chưa rõ đơn vị nào sẽ phải chịu trách nhiệm cho yêu cầu này. 

Osama Rabie, chủ tịch và giám đốc điều hành của Cơ quan quản lý kênh đào Suez thuộc sở hữu nhà nước, nói với kênh Sada El Balad của Ai Cập: “Chúng tôi sẽ yêu cầu 1 tỷ USD tiền bồi thường”. 

Ông Rabie cho biết con số này dựa trên thiệt hại về doanh thu kênh, chi phí thiết bị và máy móc, và nhân lực của 800 nhân viên cứu hộ đã giải phóng con tàu.

“Chúng tôi sẽ yêu cầu một số tiền hợp lý,” ông Rabie nói, theo bản dịch của NBC News, mà không nêu rõ ai sẽ phải chịu trách nhiệm thanh toán.

“Chúng tôi đã "giúp" họ rất nhiều khi giải cứu con tàu mà không gây ra bất kỳ thiệt hại hoặc tổn thất nào lớn,” ông nói thêm."Toàn bộ con tàu có thể đã bị mất."

Con tàu container lớn 200.000 tấn đã được giải thoát sau sáu ngày mắc kẹt ở kênh đào Suez. Vụ việc đã gây ra một cuộc khủng hoảng trong ngành vận tải biển quốc tế, chiếm 9 tỷ USD thương mại toàn cầu mỗi ngày và khiến 422 con tàu khác bị ảnh hưởng. 

Các nhà chức trách cho biết việc mọi ách tắc giao thông tại kênh sẽ được giải quyết vào 3/4, nhưng hậu quả nó để lại có thể là lâu dài đối với các cảng và chuỗi cung ứng trên toàn thế giới.

Ông Rabie cho biết ông hy vọng một thỏa thuận bồi thường có thể đạt được “trong hai hoặc ba ngày” và nếu không, Ai Cập sẽ giữ con tàu ở Hồ Great Bitter, phía bắc kênh đào Suez, nơi nó hiện đang được kiểm tra bảo dưỡng.

“Chúng tôi có thể thỏa thuận về một khoản bồi thường nhất định, hoặc đưa ra tòa. Nếu họ quyết định ra tòa, thì con tàu sẽ bị giữ lại,” ông Rabie cảnh báo.

CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…