Đan Mạch giữ vững vị trí quốc gia giàu nhất EU

Dựa trên dữ liệu do Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thu thập, Ngân hàng quốc gia Đan Mạch đã thiết lập bảng xếp hạng các nước giàu nhất và nghèo nhất trong Liên minh châu Âu (EU).
Đan Mạch giữ vững vị trí quốc gia giàu nhất EU

Theo đó, các hộ gia đình Đan Mạch giàu nhất EU với tài sản trung bình mỗi hộ là 1,88 triệu DKK (tương đương 253.000 euro hoặc khoảng 300.000 USD). Nhưng cũng chính tại Đan Mạch, các hộ gia đình có mức nợ cao nhất. Tuy nhiên, sau khi khấu trừ các khoản nợ, mỗi hộ gia đình vẫn sở hữu khối tài sản trung bình lên tới 177.520 euro. Điều này khiến Đan Mạch vẫn đứng đầu bảng.

Trên cơ sở tài sản, ngoài Đan Mạch đứng đầu, top 5 các quốc gia giàu nhất là Luxembourg (213.840 euro), Hà Lan (212.500 euro), Thụy Điển (203.010 euro) và Bỉ (153.320 euro). Sau khi trừ các khoản nợ, thứ tự các quốc gia như sau: Hà Lan xếp thứ hai với các hộ gia đình giàu nhất (151.975 euro), Thụy Điển chiếm vị trí thứ ba (145.250 euro), tiếp theo là Luxembourg (125.075 euro) và Bỉ (121.040 euro).

Romania là quốc gia đứng cuối bảng xếp hạng. Trung bình, một hộ gia đình ở quốc gia Nam Âu này sở hữu 10.760 euro tài sản, và sau khi khấu trừ nợ, con số này giảm xuống còn 8.070 euro. Nói cách khác, các hộ gia đình Romania nghèo hơn người Đan Mạch khoảng 22 lần. Một con số đáng kinh ngạc khi hai quốc gia này đều là thành viên của EU và chỉ cách nhau 1.600 km.

Về mức độ giàu có, xếp cuối bảng xếp hạng là Slovakia (9.415 euro), Bulgaria và Ba Lan (cùng 12.105 euro). Cũng theo số liệu thống kê này, tài sản trung bình của các hộ gia đình ở châu Âu là 84.725 euro, và sau khi trừ đi các khoản nợ thì tài sản của họ tương đương với 60.520 euro.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...