Đế chế của các Japan Inc.: Thay đổi hay là chết?

Suốt một thời gian, kinh tế Nhật Bản chịu ảnh hưởng lớn từ các Japan Inc. Hình thành vào những năm 1990, các doanh nghiệp này có “bề dày” tồn tại, mối quan hệ mật thiết với chính phủ, dẫn đến chi phối
Đế chế của các Japan Inc.: Thay đổi hay là chết?

Seth Fischer – nhà sáng lập kiêm giám đốc đầu tư của Oasis Management – Quỹ quản lý đầu tư quốc tế, liên tục gây sức ép lên các công ty “top” của “làng Japan Inc.”. Mục tiêu là làm lung lay chế độ độc quyền, thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp.

Mặc dù đã có vài kết quả khả quan nhưng “cuộc cách mạng nội tại” ở các doanh nghiệp này dường như chưa bắt đầu. Tuy nhiên, Fischer khẳng định, mọi yếu tố đã sẵn sàng.

“Tôi cảm thấy, thời cơ đã đến. Ban điều hành của các tập đoàn này đang thay đổi. Họ cởi mở hơn và sẵn sàng làm mọi việc để tạo ra thay đổi tích cực. Chúng tôi đã nhận được nhiều phản hồi hơn từ các HĐQT, ban điều hành công ty. Điều đáng nói, đó không còn là những lời hứa suông”, Fischer nói với Asian Nikkei.

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài tại Nhật Bản cũng thể hiện sự lạc quan về vấn đề này. Các kiến nghị chất vấn tính minh bạch đã tăng mạnh trong năm 2018. Thống kê cho thấy, 47 doanh nghiệp Nhật Bản phải trả lời trực tiếp câu hỏi của các nhà đầu tư.

Cội nguồn của sự thức tỉnh

Mong muốn thay đổi hệ thống doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản bắt đầu sau vụ gian lận tài chính lên đến 1,7 tỷ USD của Olympus năm 2011. Đây là sự kiện được nhận định là “đòn công phá” vào hệ thống kinh tế Nhật Bản, vén lên “bức mành tài chính bí mật” của các Japan Inc.

Năm 2011, hãng máy ảnh và thiết bị của Nhật Bản này cùng Gyrus Group - công ty con tại Anh bị giới chức Anh truy tố gian lận tài chính. Bê bối này tái diễn đầu tháng 1 năm nay khiến HĐQT của hãng sản xuất ống kính máy ảnh hàng đầu Nhật Bản phải ngay lập tức chấp nhận sự giám sát từ ValueAct Capital - một tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh của Hoa Kỳ. Yasuo Takeuchi – Giám đốc điều hành của Olympus phải thừa nhận rằng, “sự xuất hiện của ValueAct là hoàn toàn thích hợp để nâng cao giá trị của chúng tôi”.

Công cuộc tái cấu trúc đang được thực hiện triệt để khi Olympus tuân theo yêu cầu bổ nhiệm các thành viên trong HĐQT của ValueAct. Nhờ đó, cổ phiếu của Olympus đã tăng khoảng 40% so với cuối năm ngoái.

Một Japan Inc., đầy tai tiếng khác - Toshiba, cũng đang chịu một áp lực lớn không kém. Tháng 3 vừa qua, Quỹ đầu tư Hoa Kỳ King Street Capital Management đã gửi thư cho Giám đốc điều hành của Toshiba - Nobuaki Kurumatani, yêu cầu công ty này bổ nhiệm giám đốc độc lập mới để “phát huy tối đa sức mạnh và thúc đẩy những cải tiến nội bộ”.

Nhật Bản đã đạt đến giai đoạn 2/3 của cuộc cách mạng quản trị khi cho phép các giám đốc độc lập nước ngoài xuất hiện trong HĐQT. Một sự thay đổi rất lớn nếu nhìn vào “truyền thống” của các Japan Inc.

HĐQT của Toshiba phải tăng tính quyết đoán, tìm ra giải pháp tạo nên sự tăng trưởng để khơi dậy giá trị ẩn sâu của Toshiba. “Đây là yêu cầu cấp bách”, lá thư nhấn mạnh.

Mọi nỗ lực nhằm đưa các hoạt động kinh doanh của Japan Inc. ra ánh sáng trở nên dễ dàng hơn sau những động thái của Thủ tướng Shinzo Abe, diễn ra 4 năm trước. Thủ tướng Abe đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm “đại tu bổ” luật quản trị doanh nghiệp, “ép” các công ty công bố thông tin liên quan đến sở hữu chéo của các thành viên trong HĐQT cùng nhiều kế hoạch kinh doanh khác. Thậm chí, Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản (FSA) còn yêu cầu phải tiết lộ cách tính lương của giới điều hành.

Giới truyền thông Nhật Bản đánh giá, làn sóng “đòi hỏi minh bạch” tại Nhật Bản đang ở mức cao nhất lịch sử. Các Japan Inc. phải đối mặt với sức ép lớn chưa từng có, đặc biệt là trong các đại hội cổ đông thường niên, tổ chức vào tháng 6 hàng năm.

Âm hưởng của “Abenomics”

Thực chất, “cuộc cách mạng minh bạch” trong quản trị doanh nghiệp đã xuất hiện tại Nhật Bản vào những năm 1990 sau giai đoạn khủng hoảng của nền kinh tế bong bóng. Những cái tên đi đầu được nhắc đến là Yoshiaki Murakami với “Quỹ Murakami” hay Steel Partners của Hoà Kỳ.

Tuy nhiên, mọi nỗ lực cải tổ này bị Nhật Bản “chối bỏ” bởi sức nặng từ văn hoá doanh nghiệp - luôn tôn thờ sự hợp tác, kết nối. Mối quan hệ trong kinh doanh được xây dựng dựa trên sự đồng thuận “đa bên”.

Làn sóng cải tổ này chỉ tái bùng nổ sau bài phát biểu của Thủ tướng Abe tại Sở giao dịch chứng khoán New York. Ông Abe đã kêu gọi các nhà đầu tư quốc tế đến Nhật Bản bằng một câu nói ngắn gọn: “Buy my Abenomics”.

Ngay sau đó, hàng loạt các nhà đầu tư quốc tế đã đổ vốn vào quốc gia này, khiến mọi phân khúc thị trường, từ tài chính, chứng khoán,… sôi động hẳn lên.

Chính sách kinh tế Abenomics được coi là sự thành công của Thủ tướng đương nhiệm Nhật Bản. Ba mũi tên - ba nội dung cốt lõi trong chính sách này, gồm “ngân sách – tiền tệ - cải cách”, đã tạo nên thay đổi lớn cho giới doanh nhân Nhật Bản.

Sự ảnh hưởng này đã lan toả đến hầu hết các quốc gia mới nổi ở Châu Á. Chính phủ của các nước đều áp dụng chính sách này để thúc đẩy mở cửa thị trường và khơi thông dòng vốn nước ngoài.

Mặc dù vẫn còn nhiều hoài nghi về sự khả thi của cuộc cải tổ này nhưng giới doanh nhân, đặc biệt là cá nhân và tổ chức nước ngoài tại Nhật Bản vẫn tỏ ra lạc quan. Họ cho rằng, Nhật Bản đã đạt đến giai đoạn 2/3 của cuộc cách mạng quản trị khi cho phép các giám đốc độc lập nước ngoài xuất hiện trong HĐQT. Một sự thay đổi rất lớn nếu nhìn vào “truyền thống” của các Japan Inc.

Có thể bạn quan tâm

Honda và Nissan bắt tay sáp nhập

Honda - Nissan: Sáp nhập hay là "chết"?

Thông tin về việc Honda và Nissan tìm kiếm thỏa thuận sáp nhập cho thấy các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc, thị trường trong nước đang thu hẹp cũng như mối đe dọa về thuế quan...

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…