Đế chế của tỷ phú giàu nhất châu Á mất 50 tỷ USD thị giá sau báo cáo gian lận

Đế chế kinh doanh của tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani đã mất hơn 50 tỷ USD trong tuần này kể từ khi công ty Hoa Kỳ Hindenburg Research cáo buộc Adani Group gian lận.
Đế chế của tỷ phú giàu nhất châu Á mất 50 tỷ USD thị giá sau báo cáo gian lận

Một công ty nghiên cứu đầu tư có trụ sở tại New York (Mỹ), Hindenburg Research mới đây đã công bố một nghiên cứu về hoạt động kinh doanh của tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani, trong đó cáo buộc Adani Group thao túng cổ phiếu trắng trợn và thực hiện âm mưu gian lận kế toán trong suốt nhiều thập kỷ.

Báo cáo của Hindenburg cũng tiết lộ rằng họ đã nắm giữ vị thế bán trong các công ty của Adani Group, có nghĩa là Hindenburg sẽ được hưởng lợi từ sự sụt giảm giá trị của chúng. 

Cổ phiếu của Adani Transmission, Adani Total Gas và Adani Green Energy - ba trong số bảy công ty niêm yết của tập đoàn - đã giảm 20% mỗi công ty vào 27/1, trong khi cổ phiếu của công ty hàng đầu tập đoàn Adani Enterprises, đã giảm 18%, xóa sạch gần 39 tỷ USD giá trị thị trường.

Cáo buộc của Hindenburg đến vào thời điểm khá nhạy cảm khi Adani Enterprises đang đặt mục tiêu huy động 200 tỷ rupee (2,5 tỷ USD) bằng cách phát hành cổ phiếu mới trong tháng này. 

Đợt bán tháo cổ phiếu Adani, bắt đầu từ 25/1, đã tăng tốc vào 27/1 sau khi tỷ phú quỹ phòng hộ của Mỹ Bill Ackman cho biết ông thấy báo cáo của Hindenburg là đáng tin cậy và được nghiên cứu kĩ lưỡng. 

Phản hồi lại cáo buộc nói trên, Adani Group đã lên án những báo cáo của Hindenburg là vô căn cứ và có ác ý. Tập đoàn cũng đang xem xét theo đuổi các hành động pháp lý. 

Hindenburg một lần nữa khẳng định rằng họ hoàn toàn chắc chắn với những báo cáo của mình và tin rằng bất kỳ hành động pháp lý nào cũng sẽ là vô ích.

“Nếu Adani nghiêm túc, thì họ cũng nên đệ đơn kiện tại Hoa Kỳ nơi chúng tôi hoạt động. Hindenburg có một danh sách dài các tài liệu mà chúng tôi sẽ yêu cầu trong quá trình điều tra hợp pháp”, công ty Hoa Kỳ cho biết trong một bài đăng trên Twitter.

Hindenburg không phải là công ty nghiên cứu đầu tiên bày tỏ lo ngại về tài chính của “đế chế” Adani. Tập đoàn trước đây đã vay 30 tỷ USD để thành lập nhiều công ty trải dài trong các ngành từ hậu cần đến khai thác mỏ và đang phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực như truyền thông, trung tâm dữ liệu, sân bay và xi măng.

Chân dung tỷ phú Gautam Adani

gautam adani

Tỷ phú Gautam Adani từng giữ vị trí người giàu nhất châu Á với khối tài sản cá nhân trị giá 113 tỷ USD, nhiều hơn 30 tỷ USD so với doanh nhân Ấn Độ Mukesh Ambani. Tuy nhiên, sau cáo buộc mới đây, giá trị tài sản ròng của ông đã giảm gần 20% xuống dưới mức 93 tỷ USD sau khi cổ phiếu của Tập đoàn Adani giảm mạnh.

Gautam Adani hiện là tỷ phú giàu thứ bảy thế giới, xếp sau Larry Ellison, Warren Buffet, Bill Gates, Jeff Bezos, Elon Musk và Bernard Arnault.

Xuất thân từ một gia đình làm dệt may thuộc tầng lớp trung lưu, ông Gautam Adani từng bỏ học đại học và bắt đầu khởi nghiệp với hoạt động kinh doanh hàng hoá. Ông Gautam Adani là đồng hương và cũng được coi là đồng minh thân cận của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Trong những năm gần đây, Adani Group trị giá 220 tỷ USD đã thu hút được nhiều nguồn đầu tư nước ngoài - chẳng hạn như TotalEnergies của Pháp để hợp tác phát triển hệ sinh thái hydro xanh lớn nhất thế giới. Bản thân ông Gautam Adani và tập đoàn trong thời gian qua cũng đã nỗ lực thực hiện một cách tiếp cận tích cực hơn để xây dựng hình ảnh công chúng của mình, đồng ý tham gia trả lời nhiều cuộc phỏng vấn truyền thông trong và ngoài nước.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…