Doanh nghiệp Argentina phản đối kế hoạch đô la hoá

Các doanh nghiệp Argentina đã lên tiếng phản đối kế hoạch đô la hóa hoàn toàn nền kinh tế, một trong những đề xuất hàng đầu của ứng cử viên tổng thống Javier Milei…

Những người ủng hộ ứng cử viên tổng thống Argentina Javier Milei cầm những tờ đô la có hình ông trong một cuộc vận động tranh cử
Những người ủng hộ ứng cử viên tổng thống Argentina Javier Milei cầm những tờ đô la có hình ông trong một cuộc vận động tranh cử

Tại hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp lớn IDEA ở thành phố ven biển Mar del Plata (Argentina), Reuters đã thực hiện khảo sát chung với 127 giám đốc điều hành kinh doanh trong nhiều lĩnh vực. Câu hỏi được Reuters đặt ra là liệu doanh nghiệp muốn chính phủ tiếp tục sử dụng đồng peso, chuyển sang hệ thống đồng peso kép hay chuyển đổi hoàn toàn sang hệ thống đồng đô la.

Chỉ có duy nhất hai người ủng hộ việc đô la hóa hoàn toàn.

Cuộc khảo sát mang đến cái nhìn rõ ràng và sâu sắc nhất về cách doanh nghiệp Argentina nhìn nhận cuộc tranh luận về chủ đề đô la hóa, vốn là tâm điểm trong cuộc tranh cử tổng thống Argentina sẽ được bỏ phiếu vào ngày 22/10 tới. Nếu không có ứng cứ viên nào giành chiến thắng hoàn toàn - tương ứng với việc nhận được 45% phiếu bầu hoặc 40% với 10 điểm dẫn trước, vòng bầu cử thứ hai sẽ được tổ chức sau đó một tháng.

Trở lại với cuộc khảo sát của Reuters, khoảng 2/3 trong số người tham gia ủng hộ hệ thống tiền tệ hai chiều do ứng cử viên đảng bảo thủ Patricia Bullrich đề xuất. Bà Bullrich là người được các lãnh đạo doanh nghiệp ưu ái nhưng lại tụt hậu trong các cuộc thăm dò dư luận rộng rãi hơn.

Gần một phần ba vẫn muốn tiếp tục gắn bó với đồng peso, bất chấp sự sụt giảm gần đây và lạm phát lên đến ba con số.

Một giám đốc điều hành cấp cao trong lĩnh vực ô tô (yêu cầu giấu tên) cho biết: “Thực sự là một thách thức đối với các công ty có trụ sở tại Argentina khi nghĩ đến đô la hóa”.

Động thái phản đối của các doanh nghiệp nhấn mạnh một trong những thách thức lớn nhất mà ứng cử viên tổng thống Javier Milei sẽ phải đối mặt khi ông tìm cách thúc đẩy các kế hoạch cho nền kinh tế, bao gồm cả việc đóng cửa ngân hàng trung ương.

Trong khi đó, ứng cử viên đối thủ Sergio Massa, người ủng hộ việc gắn bó với đồng peso, thì lại đối mặt với khó khăn trong việc giảm lạm phát và ngăn chặn sự mất giá tiền tệ.

Hầu hết các doanh nhân được khảo sát tại hội nghị thượng đỉnh IDEA đều cho rằng điều quan trọng là phải giữ đồng peso để có thể điều chỉnh các biến số tiền tệ và duy trì khả năng cạnh tranh. Việc chuyển hoàn toàn sang đồng đô la có nghĩa là mất đi đòn bẩy chính sách tiền tệ.

Hầu hết những người được khảo sát cho rằng giá trị thực của đồng peso ở mức từ 650 đến 1.000 peso mỗi đô la, yếu hơn nhiều so với tỷ giá chính thức được kiểm soát là 350 peso. Đất nước này có các biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ, hạn chế giao dịch ngoại hối chính thức, điều này đã thúc đẩy các thị trường song song phổ biến.

Cũng trong cuộc khảo sát, khoảng 80% cho biết họ thích chính phủ Bullrich hơn và tin tưởng vào kế hoạch bình thường hóa nền kinh tế của bà. Khoảng 11% nghiêng về ông Massa và chỉ 7% ủng hộ ông Milei.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…