Mặt tối đằng sau ngành du lịch cưỡi voi tại Thái Lan

Ngày càng có nhiều mối lo ngại về phúc lợi của những chú voi được thuần hóa cho mục đích du lịch ở Thái Lan, đặc biệt là khi quốc gia Đông Nam Á này đang tích cực thu hút du khách quốc tế quay trở lại…

Mặt tối đằng sau ngành du lịch cưỡi voi tại Thái Lan

Những chú voi hiền lành này, vốn được xem như một trong những trụ cột của nền kinh tế Thái Lan từ thời cổ đại, giờ đây phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đe dọa đến sự tồn tại của chúng.

Trong thời kỳ Rattanakosin, những chú voi được thuần hóa để hỗ trợ nền kinh tế Thái Lan thông qua hoạt động khai thác gỗ.

screenshot-2024-04-13-113046-3002.jpg

Tuy nhiên, một bước ngoặt bi thảm vào năm 1988 khi lũ lụt và lở đất cướp đi sinh mạng hàng nghìn con người đã buộc chính phủ Thái Lan phải nhanh chóng đình chỉ hoạt động khai thác gỗ, khiến hàng trăm đàn voi và quản tượng của chúng mất việc làm.

Và chính sự thay đổi này đã mở ra cánh cửa công việc mới cho những chú voi đã được thuần hoá: phục vụ cho lĩnh vực du lịch. Sau hơn ba thập kỷ, những chú voi này đã trở thành một phần biểu tượng du lịch của Thái Lan, thực hiện nhiều dịch vụ như cưỡi voi hay diễn xiếc…

Nhưng đằng sau ngành công nghiệp sinh lợi này là một thực tế đen tối hơn. Những chú voi khổng lồ bị quản tượng cầm móc và dây xích điều khiển một cách thô bạo, chúng phải tập luyện những màn biểu diễn đi ngược với xu hướng tự nhiên như đi trên dây hay đứng bằng hai chân trước mặc dù thực trạng cơ thể nặng nề và cồng kềnh.

Bên cạnh đó, mặc dù có kích thước to lớn nhưng lưng của voi rất yếu. Do vậy, việc phải đeo những chiếc yên voi hàng giờ đồng hồ mỗi ngày và chở vô số lượt khách qua lại rất dễ khiến lưng của chúng bị lở loét, lâu dần gây tổn thương cột sống và thường dẫn đến tử vong sớm.

Ngay cả việc nhiều khu du lịch vì ham mê lợi ích đã tách voi con khỏi voi mẹ từ khi còn rất nhỏ đã đe doạ đến sức khoẻ và cả tinh thần của chúng, nhà sáng lập Tổ chức Cứu voi ở Thái Lan, ông Saengduean Chailert nhấn mạnh.

Trong một nghiên cứu do Tổ chức Bảo vệ Động vật Thế giới (WAP) thực hiện, phạm vi của vấn đề đã được làm rõ. Ước tính có khoảng 5,5 tỷ động vật hoang dã, thuộc 487 loài, phải chịu đựng sự nuôi nhốt tàn ác trên toàn thế giới, trong đó voi, gấu và sư tử là những loài bị bóc lột nhiều nhất.

Một con voi có thể sống lâu như con người trong điều kiện nuôi nhốt, nhưng việc phải chịu đựng đau khổ không ngừng như vậy trong nhiều thập kỷ là quá tàn nhẫn.

Ngay cả khi đại dịch Covid-19 khiến du lịch sụt giảm, thì những chú voi tại Thái Lan vẫn phải chịu thiệt thòi. Quản tượng thôi việc, các công viên đóng cửa không có kinh phí duy trì khiến nhiều đàn voi bị bỏ rơi, bỏ đói trong những khu vực chuồng nhốt chật chội, bẩn thỉu.

Trên thực tế, quy mô voi thuần hoá phục vụ du lịch tại Thái Lan tương đương với quần thể hoang dã, nhiều gấp đôi so với tất cả các quốc gia châu Á khác cộng lại. Không chỉ vậy, sự bóc lột không chỉ dừng lại ở những chú voi mà vô số loài động vật hoang dã khác được nuôi nhốt để phục vụ cho ngành công nghiệp giải trí. Tại Thái Lan, một chú voi có giá trị rất lớn, được ước tính vào khoảng 50.000 USD; do đó tình trạng săn bắt và nhập lậu cũng là một rủi ro lớn mà chính phủ cần giải quyết.

18img-0701-072910-856.jpg
Những hình thức du lịch có đạo đức hơn đang được khuyến khích ở Thái Lan

Khi tiếng gọi công lý vang vọng trên khắp các diễn đàn môi trường và xã hội, đã bắt đầu có một số chuyển biến tích cực được nhìn thấy ở Thái Lan. Ví dụ ở một số vùng miền phía Bắc, việc cưỡi voi không còn được ưa chuộng như trước mà thay vào đó là những trải nghiệm “huấn luyện viên một ngày” hay “đi dạo thăm rừng” nhẹ nhàng và phù hợp hơn … đồng thời, nhiều công viên cũng chấp nhận chuyển đổi mô hình trở thành nơi trú ẩn hoặc khu bảo tồn động vật.

Bác sĩ thú y Taweepoke Angkawanish, một nhà hoạt động môi trường tại Thái Lan đã kêu gọi đặt ra tiêu chuẩn chăm sóc toàn diện cho động vật thuần hoá ở cấp chính quyền và nhà nước. Ông khẳng định rằng chìa khoá để bảo tồn những sinh vật hùng vĩ này là việc thuần hoá phù hợp có đạo đức chứ không phải lạm dụng chúng cho mục tiêu tài chính.

Trong dịp lễ kỷ niệm Ngày Voi Quốc gia của Thái Lan vào 13/3 vừa qua, các nhà chức trách nước này đã công bố kế hoạch cụ thể để bảo vệ voi cũng như giảm thiểu xung đột giữa người và voi. Với sự kết hợp của phương pháp đổi mới, chung tay tham gia của cộng đồng và các hành động luật pháp, Thái Lan đang hướng tới việc đảm bảo tương lai ổn định cho cả voi hoang dã và voi thuần hóa.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…