Doanh nhân Nguyễn Hoài Bắc - Chủ tịch HĐQT CTCP Đại Sơn: "Viết báo với tôi là duyên phận"

Nguyễn Hoài Bắc không chỉ là một doanh nhân – Việt kiều nổi tiếng trên thương trường, ông còn là một cây bút sắc sảo trong các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, chuyên viết cho Thương Gia và một vài tờ báo khác.
Doanh nhân Nguyễn Hoài Bắc - Chủ tịch HĐQT CTCP Đại Sơn: "Viết báo với tôi là duyên phận"

Nhân dịp ngày nhà báo Việt Nam 21/6, trao đổi với Thương Gia về mối quan hệ giữa doanh nhân và nhà báo trong thời đại ngày nay, ông Bắc chia sẻ:

Sự tương hỗ và tương tác giữa Doanh nhân và Nhà báo là vô cùng cần thiết dù ở bất cứ chính thể nào. Nhất là trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, Trí tuệ nhân tạo AL (Artifical intelligence), mọi sản phẩm tung ra thị trường, mọi việc làm của doanh nghiệp cũng được đưa tin trên hệ thống báo chí truyền thống và online, chỉ một cái nhấn “chuột” là cả thị trường, thế giới biết chuyện gì đang xẩy ra với doanh nghiệp, với nhà báo. Mỗi lĩnh vực, mỗi nghề nghiệp đều có chức phận và sứ mệnh riêng của nó, đối với doanh nghiệp phải làm ăn đàng hoàng, chính đáng, sản phẩm phải bảo đảm chất lượng như được quảng cáo trên truyền thông. Nhà báo, người cầm bút đặc biệt quan trọng khi đưa tin, viết bài về doanh nghiệp, yêu cầu độ chính xác cao, trung thực, không suy diễn theo cảm tính sẽ sai lệch vụ việc, sai lệch chuẩn mực ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp. Có thể nói, các nhà báo ở Việt Nam chúng ta “sướng” hơn nước ngoài rất nhiều. Khi đưa tin chưa được kiểm chứng mà có sai sót, mức độ trách nhiệm và khắc phục hậu quả còn chưa cao. Trong khi đó, ở nhiều nước trên thế giới, nếu nhà báo đưa sai tin, tin không chuẩn là bản thân phóng viên ấy, toà báo ấy phải ra hầu toà và bồi thường rất lớn cho cá nhân hoặc doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

Là doanh nhân, công việc kinh doanh vất vả, bộn bề mà ông vẫn dành thời gian để viết. Đó là sự yêu thích hay muốn thể hiện mình hay cảm thấy như một chức phận thưa ông?

Thực ra cuộc sống này có rất nhiều việc như một thứ “duyên phận” nó đến với người ta, ai cũng biết nghề nghiệp kinh doanh là vất vả, lo lắng trăm bề, doanh nghiệp càng lớn càng nhiều thử thách và khó khăn bởi lẽ đương nhiên. Vốn đầu tư lớn, người lao động nhiều... mặc nhiên chủ doanh nghiệp phải lo toan gánh vác, lương bổng, bảo hiểm, lễ lộc v.v... Nhưng tại sao tôi lại có thời gian để viết lách bởi tôi thích, bởi tôi có tố chất và quan trọng hơn là có động cơ để viết.

Phải chăng vì chức phận nên ông có nhiều bài báo thể hiện quan điểm của mình về chính trị, kinh tế, xã hội?...Khi viết ông có ngại đụng chạm gì không? Tôi đặc biệt thích những vấn đề ông viết về kinh tế vĩ mô – ông mong muốn gì qua những bài viết đó?

Nói về chức phận của người cầm bút, của người sáng tác nghệ thuật cũng là một câu hỏi từ xưa đến nay mà các độc giả, nhà phê bình thường hay đặt ra. Phải chăng chỉ có nhà báo, nhà văn mới biết viết lách? Tôi không nghĩ vậy bởi chỉ có ở Việt Nam và một vài nước trong phe XHCN có trường đào tạo nghề “viết” nhưng nhìn lại nghề viết

của Việt Nam nói chung chưa đạt được kết quả như mong muốn, chưa có ai đoạt giải cao về văn học nghệ thuật và chỉ quanh quẩn trong dải đất hình chữ S. Nước ngoài họ không có trường dạy “viết” nhưng tác phẩm của họ được cả thế giới yêu thích và khi tung ra thị trường luôn “Best Sale”. Khi tôi viết những chủ đề thiên về kinh tế, chính sách và xã hội có khác các nhà báo của Việt Nam.Thừa nhận rằng họ là nhà báo chuyên nghiệp, họ được đào tạo bài bản, họ hơn hẳn tôi. Nhưng về thực tế, về trải nghiệm và va đập với các ngành nghề thì nhiều người không bằng tôi bởi tôi là doanh nghiệp, kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau, kinh doanh đa quốc gia và tiếp xúc mọi thành phần trong xã hội. Tôi cũng hiểu tương đối về luật pháp và chính sách về lĩnh vực tôi đầu tư vì tôi phải đọc, phải nghiên cứu và trực tiếp thực hiện. Khi phản biện của tôi về các nút thắt, các rào cản trong chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, tôi không ngại va chạm, không ngại mất lòng bất cứ ai, bởi phản biện và góp ý của tôi trên tinh thần tích cực, có lợi cho nhà nước, nhà đầu tư và cộng đồng xã hội, phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của thế giới. Thông điệp của tôi chỉ mong muốn các cơ quan làm chính sách của Việt Nam lắng nghe, cầu thị và phân tích được cái đúng cái chưa đúng để hoàn thiện luật pháp để mọi thành phần trong xã hội cùng phát triển.

Để có được chỗ đứng trong một xã hội phát triển và đa chủng tộc như Canada, Nguyễn Hoài Bắc đã từng trải qua những tháng ngày cơ cực và đầy nghị lực. Khi quay trở về nước, ông là chiếc cầu nối để đưa rất nhiều các tập đoàn lớn của Canada, Mỹ, Singapore về Việt Nam. Hiện, ông là Chủ tịch Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Đại Sơn. 

Là doanh nhân nên những bài viết của ông về doanh nhân (cả trong và ngoài nước) dù ngắn nhưng rất hấp dẫn. Có phải vì là “người trong cuộc” nên ông có cái nhìn thấu cảm hơn chăng?

Làm nhà văn, nhà báo khó, bởi các danh từ này luôn được tôn trọng và xã hội đánh giá cao về nhận thức và hiểu biết của họ. Với cá nhân tôi, tôi không phải là nhà văn, không phải là nhà báo, tôi chỉ là doanh nghiệp vừa bậc trung, nhưng tôi ham đọc sách, đọc truyện đủ các thể loại kim, cổ, đông, tây từ khi tôi biết đọc thông viết thạo, thật lòng mà nói tôi dám tự hào nhận về mình rằng tôi có một trí nhớ vào loại trác tuyệt, đọc nhiều, trải nghiệm lắm cũng không thua kém bàn dân thiên hạ nhiều.

Bởi thế nên tôi chắt lọc câu từ khi viết trên báo, làm sao ngắn, gọn, câu từ phổ thông để bạn đọc thuộc mọi tầng lớp trong xã hội dễ hiểu, dễ cảm thông. Tôi là người trong cuộc lại có ưu điểm là hoạt ngôn nên khi nói về việc mình đã làm, đã trải qua, chắc chắn tôi sẽ có độ sắc hơn cánh phóng viên – vốn chỉ quen phỏng vấn hoặc có đi thực tế nhiều khi chỉ như cưỡi ngựa xem hoa.

Còn chính cuộc đời ông thì sao? Bạn đọc của Thương Gia luôn muốn được biết về thành công cũng như những đắng cay, thử thách của doanh nhân mà ông là ví dụ?

Cuộc đời tôi có những góc khuất, góc mở đều được phơi bầy tương đối nhiều trên báo chí, truyền thông. Ai cũng có số mệnh của riêng mình, có đắng cay và huy hoàng mà chỉ người trong cuộc mới cảm nhận được sâu sắc nhất. Với doanh nhân khác, hoặc người khác có thể vì một lý do nào đó mà họ cố che đậy góc khuất của bản thân, nhưng tôi thì không bởi tôi luôn là tôi, dù năm tháng đã qua, cũng nổi tiếng về nhiều mặt “tốt - xấu” trong một xã hội đầy rẫy sự phức tạp. Tôi không tranh giành quyền lợi, chức vị với bất kỳ ai, tôi không làm chính trị, không tham gia đảng phái. Tôi chỉ là doanh nghiệp thuần tuý, thích thì làm, không thích thì buông. Làm thì phải có trách nhiệm và tâm huyết, không vi phạm pháp luật của nước sở tại.

Nói về bí quyết thành công của mình, ông có thể nói gì và chia sẻ những bài học gì từ chính cuộc sống của mình?

Thành công của doanh nghiệp theo cách nghĩ của người trong cuộc có khi rất khác với cách nghĩ của người ngoài cuộc và cộng đồng xã hội. Với thiển kiến của cá nhân tôi khi nhìn nhận về mình, nếu có thể gọi là thành công thì tôi cũng là một trong những người thành công. Bí quyết để thành công của tôi là: sự kiên nhẫn không giới hạn; tâm huyết và đeo bám mục đích mà mình đã đặt ra; tuyệt đối không lừa gạt bất cứ ai dù chỉ 1 đồng; chấp nhận thiệt thòi chút đỉnh về mình cũng vui; biết mang ơn và biết chia sẻ lợi nhuận cho người.

Xin cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…